11:40 - 15/08/2015
Ngày hôm sau thức dậy, việc đầu tiên Vi làm đó là lên một bàng dự toán chi tiêu. Cồ dự tính khoán tiền mà Quân sẽ tạm ứng cho cô hàng tháng, ghi vào cột nợ phải trà. Trong số tiền đó. cô sẽ phải trích ra một khoản để gửi về Việt Nam cho em cô sử dụng. Phần còn lại được chia làm ba khoản: một khoản để tiết kiệm, một khoản để dự phòng những trường họp khẩn cắp cần dùng đến, khoản còn lại là sinh hoạt phí hàng tháng của cô. Các chi phí khác cô có thể trông chờ vào tiền làm part time ngoài giờ học, (theo gợi ý của Quân thì cô sẽ đến làm ờ quán của anh, vì anh cũng đang cần người giúp), về tiền học phí, Quân sẽ tạm ứng cho cô theo từng đợt phải đóng... Vi lên cho mình một ngân sách rất nghiêm ngặt, bởi vì cô biết cô đang phái gánh vác những trách nhiệm nặng nề, trách nhiệm với bố cô, với em trai cô và trách nhiệm với Quân - ân nhân của cô nữa.
Nhưng ân nhân của cô thì lại hoàn toàn không cho rằng cô phải có trách nhiệm gì với anh cả. Trái lại, anh mới chính là người chăm lo cho cô từng ly từng tí, ít nhắt thì từ ngày đến giúp anh trông coi quán, hầu như Vi đã không còn phải lo lắng chuyện nấu ăn nữa. Trước đây ăn gì luôn là một câu hỏi khó đối với cô mỗi lần đi chợ. Đồ ăn kiểu Tây, hay fast food thì không họp khẳu vị, mà lại rất tốn tiền, chi ăn được vài bừa là lặp tức thấy hậu quả nhãn tiền: thế nào cũng sẽ có vài nốt mụn xuất hiện, án ngữ ngay những vị trí đắc địa nhắt trên khuôn mặt cô. lại còn khiến cho cô mắc thêm bệnh viêm màng túi. Nói gì thì nói, cô vẫn không thể rời xa những món ăn thơm mùi nước mắm, đậm đà chất Việt được. Vì vậy, mỗi lần đi chợ Việt hoặc chợ Tàu mà cô phải đồi mất mấy lằn xe buýt mới tới, Vi đều mua thức ăn đủ cho cả mấy tuần, về đến nhà, với rau thì cô bọc kín trong túi nylon, bò vào tủ lạnh. Còn với thịt 0, cá (chủ yếu là cá basa Việt Nam), cô phải chia nhò ra cho vừa ăn mỗi ngày, thấm cho khô nước, rồi gói lại bằng giấy wraping trước khi cho vào ngăn đá tù lạnh dự trữ. Mồi khi nấu ăn, cô lại phải lắy những thực phẩm đông lạnh đó ra, rã đông, rồi mới cho vào nấu. Bời vì các công đoạn để có một bừa ăn bình thường phức tạp như vậy, nên Vi thường nấu một lúc vài món, ăn dần trong vài ngày. Nhiều khi, nấu một nồi canh cũng đủ cho cô ăn cả tuần... Có những thời điểm bận học, bận làm, không có thòi gian nấu ăn, thì mì tôm là nguồn dinh dưỡng chính của cô. Mì tôm đà trở thành món “đặc sản” không thể thiếu đối với du học sinh, nhắt lại là du học sinh Việt Nam như Vi. Thế nhưng, kể từ khi đến làm việc ờ quán của Quân, Vi đã có thể nói lời tạm biệt với món đặc sản đó... Có thể nói Quân là một đầu bếp bẩm sinh. Anh nấu ăn rất ngon, rất nhanh và chuyên nghiệp, vốn dĩ không quen ăn những món ăn kiểu miền Nam ngọt lự đường, nhưng với tài nấu ăn của Quân, cô bỗng trờ nên quen thuộc và yêu thích ẩm thực kiểu Sài Gòn từ lúc nào. Bao giờ aiili cũng đích thân vào bếp nấu ăn cho cô. anh còn cẩn thận nấu những món ăn mặn, cho vào các hộp nhựa đề cô mang về bò tủ lạnh ăn dằn.
Vi thực sự cảm động trước sự chăm sóc tận tình của Quân, nhưng cô luôn luồn đón nhận sự chăm sóc ấy với một tâm trạng dằn vặt. Cô luôn cám thấy mình có lỗi với anh. Có nhừng lúc cô muốn nói một câu cảm ơn chân thành, thì không biết tại sao lại chi có thể bật ra hai tiếng “thank you” cụt lủn. Có những lúc cô muốn mỉm cười thật ấm áp với anh, nhưng không biết tại sao nụ cười đó lại biến thành một tiếng cười gượng gạo. Có những lúc cô cố gắng nhớ đến anh, nhưng không biết vì lè gì, hình ảnh của anh luôn bị xóa nhòa đi bởi một khuôn mặt khác... Nhiều khi thấy cô ngồi thừ người trước bát bún bò, anh lại nghĩ rằng cô đang nhớ những món ăn Hà Nội, bèn bào cô ráng đợi khi nào anh học thành thạo, aiili sẽ thử nấu bún thang cho cô ăn. Bác cô vẫn bảo: “Con mà lấy nó thì chả phải lo lắng gì, thời buổi này đàn ông như nó cũng không dễ kiếm đâu”. Ngay cả Jacob cũng nháy mắt tinh nghịch, giơ ngón tay cái lên ra ỷ khen ngợi, mỗi khi thấy anh đưa cô đến trường hoặc đến đón cô những lúc cô học khuya trên thư viện.
Đúng là người như Quân không hề dễ kiếm. Hết lo cái ăn, anh lại giành luôn cà phần lo cái mặc cho cô. Vi ăn mặc giàn dị. Không phải vi cô không thích làm đẹp hay không có khiếu thẩm mỹ, chi đơn giản là ngân sách của cô quá hạn hẹp. Cuộc sống của cô từ ngày gia đình xảy ra sự cố đã hoàn toàn thay đồi. Cô ép mình vào một thời khóa biểu sít sao.
Một ngày bình thường của cô bắt đầu từ bảy giờ sáng hoặc muộn hơn một chút. Nửa tiếng dành cho tất cà các thủ tục vệ sinh cá nhân, rồi tủ quần áo bị đáo lộn lên để tìm trang phục đến trường. Sách vờ và hộp cơm trưa được cô nhét chung vào một chiếc túi to đeo bên mình. Xỏ vội chân vào đôi giày thể thao, cô lao ra cửa, vừa đi vừa chạy cho kịp giờ xe buýt. Bừa sáng đơn giản (thường là một mẩu bánh mì hay vài hạt ngũ cốc) được cô giải quyết nhanh gọn trên đường tới bến xe. Nhưng phần lớn thời gian, cô bò qua bừa sáng. Mà không chi bừa sáng, trong lúc vội vã cô còn bò qua nhiều thứ khác nữa. Chẳng hạn, cô thường quên găng tay vào mùa đông, hoặc có lúc nhớ găng tay thì lại quên khăn, mũ. Mùa hè thì cô thường xuyên không nhớ mang theo ô hoặc mũ che nắng. Chẳng thế mà sau khi phát hiện ra cái tính hay quên của cô, buổi sáng nào Quân cũng gọi điện thoại đến nhắc nhờ cô phải trang bị
đầy đủ trước khi tới trường... Để rút ngắn thời gian học tập, cô đăng ký học tối đa các môn có thể trong học kỳ, vì vậy, cô thường miệt mài ờ trường tới khoáng năm giờ chiều. Sau đó cô bắt xe buýt tới quán ăn của Quân, đôi khi Quân lái xe đến đón cô nếu như anh có thời gian rảnh. Công việc của Vi ở quán ăn là nhận đặt món của khách, tính tiền, thu tiền, trả hóa đơn... Tuy đơn giản, nhưng phái đứng mấy tiếng đồng hồ liên tục cho đến khi quán đóng cửa cũng đủ khiến cô mệt nhoài. Bừa tối cô và Quân ăn luôn tại quán. Sau đó Quân nhất quyết giành quyền được lái xe chờ cô về nhà, không quên chúc cô ngủ ngon cùng với một lô những lời dặn dò cô không được thức quá khuya, phải đi ngủ sớm để giữ gìn sức khỏe. Nhưng bất chấp những lời dặn dò của anh, đêm nào. dù mệt đến mấy Vi cũng ép mình dành ra một tiếng đồng hồ để học bài trước khi đi ngủ. Mục tiêu của cô là phải tốt nghiệp với điểm số tốt nhắt để có thể xin được việc làm sau khi ra trường... Cứ như vậy, cái vòng quay đến chóng mặt đó được lặp đi lặp lại hàng ngày khiến cho Vi thậm chí chẳng có thời gian mà ngó ngàng đến việc ăn mặc của mình. Mà cho dù cô có muốn ăn diện đi chăng nữa, thì cái ví tiền lép kẹp của cô cũng chẳng bao giờ cho phép.
Món quà đầu tiên mà Quân tặng cô là một bộ khăn mũ ấm. Vi nhanh chóng nhận thấy những món quà của anh đều hết sức thực tế: Món quà tiếp sau đó là một chiếc áo khoác mùa đông. Rồi áo len, găng tay, váy, giày... bằng cách nào đó đã tự nhiên chiếm chồ trong cái tủ quần áo chật chội của cô. Có những thứ đến tận bây giờ cô cũng chưa một lần dùng đến. Mới đầu Vi cũng ra sức từ chối, đương nhiên cô không muốn làm nặng thêm cái ơn to tướng đối với anh mà cô đang mang.
Chương 16: Những món quà Noel
Bầu trời xanh trong vắt, nắng rực rỡ dát vàng trên những đám tuyết trắng muốt hai bên đường. Vi rời khỏi phòng thi với một tâm trạng thật nhẹ nhổm. Sáng nay cô đã hoàn thành tương đối tốt môn thi cuối cùng của học kỳ này. Vậy là lại sắp kết thúc một năm, lễ Noel đang đến rất gần... Nhưng kể từ sau Noel năm đó, Vi đã không còn thấy vẻp cổ tích của những bông tuyết nhẹ và mềm mại nữa. Những vòng nguyệt quế hay các cây thông xanh lấp lánh ánh đèn cũng đã thôi không cònn cho mùa đông trờ nên ấm áp trong lòng cô. Đối với cô bây giờ, tuyết trắng là biểu tượng của sự lạnh lẽo, và Noel là hiện thân của nỗi cô đơn... Vi suy
nghĩ vơ vẩn trong lúc đứng đợi xe buýt đến Eaton Center. Chiều nay cô không phải đến quán của Quân nên cô quyết định sẽ đi mua sắm một ít quà giáng sinh cho mọi người, cũng là để xả stress sau thời gian học thi căng thẳng. Hôm qua khi gọi điện chúc cô thi tốt, Quân đã “ra chỉ thị” cho cô phải nghỉ ngơi cho khỏe khoắn, “chứ không nhìn mặt em, mọi người lại tường anh bóc lột em ra nông nỗi này thì oan cho anh lắm”.
Eaton Center toàn một màu đò rực rỡ. Ở những nơi như thế này, lễ Noel đã được thương mại hóa một cách triệt để. Các cây thông lộng lẫy, những ánh đèn màu rực rỡ, ngay cả ông già Noel cũng cười trên một cỗ xe trượt tuyết hào nhoáng được kết từ các hạt pha lê Swarovski lóng lánh. Những chiến nơ và những vòng nguyệt quế đò rực rỡ chen lẫn với màu đỏ nổi bật của các tấm băng rôn quàng cáo cho chiến dịch giảm giá
mùa lễ hội. Vào những dịp như thế này, ông già Noel còn có thêm nghề tay trái là làm người mẫu quàng cáo cho các công ty. Vi thoáng mỉm cười khi nhìn thấy hình ảnh ông già Noel đội mũ đỏ, vác một túi quà to với tiếng cười ho ho ho quen thuộc, nhưng lại mặc đồ bơi đang quảng cáo cho một chương trình du lịch tới Mexico.
Lướt qua các quầy, các kệ, các giá... với ngồn ngộn hàng hóa, Vi nhẩm tính trong đầu xem cần phài mua quà cho những ai và mua những quà gì. Đây là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi phái có chiến lược, chiến thuật và phương án hành động đàng hoàng. Đầu tiên phải liệt kê ra danh sách những người cần tặng quà. Tiếp theo phải kể ra được sở thích và thói quen đặc trưng của từng người để có thể chọn được món quà thích họp. Kế đến phải xác định những quầy hàng hay thương hiệu có bán các món quà vừa được cụ thể hóa ờ danh mục nêu trên. Rồi sau đó còn phải chọn từng loại hàng, so sánh giá cà và chất lượng của các hàng hóa tương đồng để có thể mua được món hàng tốt nhắt với giá rẻ nhất. Mà muốn vậy, cách khoa học nhất là chịu khó nghiên cứu các tờ rơi quảng cáo của các nhãn hàng, để còn biết mặt hàng nào đang được giảm giá. Với ngần đấy công việc phải làm. ít nhất thì Vi cũng sẽ mất nguyên một buổi chiều, ấy là chưa kể tới thời gian phải xếp hàng và chen lấn trong cái đám đông nghìn nghịt những người đang săn hàng giâm giá này. Việc mua sắm một cách khoa học như vậy, Vi đã học được chính là nhờ cái ngân sách eo hẹp của cô dạy dồ. Người ta bảo “cái khó ló cái khôn” quả không sai.
Vi xăm xăm tiến tới gian hàng đồ chơi của Toys’rus. Cô cần mua một món đồ chơi cho cậu bé ba tuổi, con trai anh Minh. Sau một hồi ngắm nghía, nghĩ ngợi, nâng lên đặt xuống, cô quyết định sẽ chọn một hộp Lego nhò. Phần của hai bác và anh Bình sẽ là chocolate. Jacob thì sẽ có một DVD mới nhất của Taylor Swiff. Vi nhớ cô đã cười mãi khi nghe cậu bảo: “Các ca sĩ khác thì mình chỉ nghe, còn với Talor Swiff, mình vừa được nghe, vừa được xem, vì cô ấy quá đẹp”....