19:24 - 13/08/2015
Nhưng thứ mà tôi trăn trở chính là tuổi thơ của tôi. Nó không hề mang theo những dấu ấn đặc biệt mà mơ hồ như một phương trình chưa được giải. Tôi từng có cảm giác rất thân thuộc với biển và mùi thuốc sát trùng. Cứ như những mùi hương đó đã nằm trong vỏ não của tôi, từng nét, từng nét sắc cạnh.
Tôi từng nhớ cảnh tượng của một vụ hoả hoạn nào đó. Có những tiếng la hét kinh hoàng và sức nóng tàn ác của lửa như cố thiêu rụi tất cả. Tôi nhớ đã có người phụ nữ đã bế tôi chạy rất nhanh ra khỏi vụ cháy đó, chạy mãi, chạy mãi. Tôi dường như còn in đọng trong tâm trí khoảnh khắc tựa đầu vào khuôn ngực nóng ấm của người phụ nữ đó, nghe rõ cả tiếng quả tim kia đang đập dồn dập như những hồi trống. Tất cả như một thảm hoạ cực kì bi thương luôn tiềm ẩn đâu đó trong một mảng ký ức ố đục như đáy nước bị khuấy đảo trong đầu tôi. Tôi chỉ nhớ rõ có một âm thanh kỳ lạ thỉnh thoảng lại reo trong tiềm thức của tôi, đôi lúc tiếng nói đó thấp trầm và khàn đặc như tiếng một người đàn ông, đôi khi lại thanh thoát, dịu dàng như thanh âm của phụ nữ. Nhưng kỳ quặc thay, cả hai tiếng nói đó đều chỉ vang đúng hai từ, là tiếng Trung Quốc, tôi chắc chắn là vậy. Đó là một tiếng gọi đôi lúc toát lên vẻ trìu mến sâu sắc, khi lại khắc khoải xa xăm, vô hình lại như khẩn khoản, đầy chua xót. Tiếng gọi đó đang gọi một cái tên, theo phiên âm tiếng Việt nghĩa là: Hàn Băng. Một cái tên của con gái, cái tên rất đẹp. Tôi ngờ vực vì cảm giác đó quá thân thuộc với tôi, như là đã từng được nghe rất nhiều lần.
Có lần tôi đã kể cho ba tôi nghe những dấu hiệu kỳ lạ đó, mặt ba hơi tái lại nhưng cương quyết một điều: "Khi một sinh linh chào đời là do vật chất tồn tại ở một cách tâm linh gọi là linh hồn. Linh hồn của một người mất đi sẽ thoát ra khỏi thân xác và nhập trở lại vào thân xác của những em bé sơ sinh và tiếp tục bắt đầu một cuộc sống mới. Lúc đó nó sẽ mất đi những ký ức của cuộc sống cũ và nhập lại từ đầu những ký ức mới. Khi đó một đứa bé khi trong quá lớn lên đều phải học lại những kĩ năng cơ bản để trở thành một con người thực sự. Tuy nhiên, trong những năm đầu đời, những ký ức của "kiếp trước" vẫn chưa xoá sạch và tạo trong đầu đứa trẻ những ảo giác về những điều bọn chúng tin tưởng là có thực. Cũng như một đứa bé ba tuổi thường chơi đùa một mình với một người bạn trong tưởng tượng mà ra. Nhưng có lẽ đó là những ký ức về những người bạn "quá cố" còn sót lại. Đến khi nhận thức hoàn toàn thì những ảo giác đó sẽ tan biến. Sẽ mất đi và buộc ta phải sống đúng vào thực tại."
Như vậy, theo lời ba, đó có lẽ là một phần ký ức của "kiếp trước" mà tôi còn sót lại. Nhưng tôi vẫn trằn trọc vì nó thân quen đến mức như không quá xa vời như tồn tại từ thân xác này qua thân xác kia. Tại sao nếu vụ cháy đó nằm ở "kiếp trước" mà trên vai tôi vẫn có một vết bỏng còn rõ ràng thế được? Và tôi chưa được nghe bất cứ lời giải thích nào khi tôi không có đến một tấm hình baby hay dù là một cái áo tí hon, cái ti ngậm hay là một cái bình sữa để tôi chắc chắn rằng mình đang ảo tưởng. Cherry nhỏ hơn tôi một tuổi nhưng nó có đủ những kỷ vật đó, từng món đầy đủ đến nỗi có thể thuyết minh ra từng giai đoạn trưởng thành của nó được. Ôi sao mà quái lạ thế?
Thôi, thôi, không nghĩ ngợi lung tung ba cái chuyện vớ va vớ vẩn đó nữa, nhức đầu thêm thôi! Mấy kỷ vật của tôi chắc là do mấy lần dọn nhà làm mất hết, còn cái sẹo chết tiệt trên vai chắc là do lúc nhỏ tôi nghịch lửa nên bị bỏng thôi. Không có gì khả nghi cả! Đúng rồi! Đúng là vậy!
Quét gọn cái đám suy nghĩ mông lung của tôi ra khỏi cái đầu đang quá tải của mình, tôi xoay nhẹ khớp cổ để làm dịu sự uể oải đang đấm nhừ đầu óc của tôi thành một mớ bùi nhùi. Tôi đi vào trong nhà, con chó Hạnh Phúc thấy tôi về lại nhảy câng cẫng lên mừng rồi đi làm cái nhiệm vụ quen thuộc của nó: tha cái đôi giày của tôi cất ngay ngắn trở lại vào kệ giày, chính xác chỗ đã lấy giày ra. Tôi đã mất rất lâu mới huấn luyện được nó làm như thế, bây giờ có thể tự hào vì nó không thua kém bất cứ chú chó diễn tạp kĩ nào xem được trên ti vi.
Thế rồi chưa kịp để tôi vuốt ve nó tán thưởng thì nó đã te te chạy tới chỗ tên Khánh Di đang ngồi để ăn chực mấy cái bánh snack mà Di thả xuống. Hừ hừ, cái đồ chó phản chủ, em có biết em đang ăn thức ăn của kẻ thù không hả Hạnh Phúc?
Tôi ngồi phịch xuống sô pha kế bên Di, bật quạt máy lên cho đỡ nóng rồi hăm he:
_Ông nói nó sắp bị béo phì rồi mà có đút nó ăn tử tế như thế, ông muốn nó tăng choreterol lên rồi bị tiểu đường mà chết hả?(mới nghe chó bị tiểu đường).
_Ha ha, tui nghĩ kĩ lại rồi, không chỉ hành hạ, tra tấn tinh thần của bà mà tui còn công khai mưu sát cún yêu của bà luôn! Như thế mới thấm với bà! Hì hì, ăn tiếp nè chó ngoan, sủa gâu gâu đi! Ngoan nè! Mum mum! - Khánh Di cười ma lanh hếch mũi cười quỷ quyệt, tay không ngừng đưa mấy cái bánh snack cho con chó ngây thơ của tôi. Hạ Khánh Di, ác thì chừa người ta ác với, tới chó mà ông cũng không tha nữa sao? Đồ không có quả tim!
_Ya! Ác vừa phải thôi chứ! Đến chó mà cũng cư xử như thế nữa! Ông thật là! Hừ! - Tôi ứa gan mà rủa.
_Là sao? Ác đâu bằng bà đâu! Chia oanh sẻ yến, lừa dối người bạn ngây thơ, hồn nhiên như tui là không thể chấp nhận được. Nè, cún ngoan, ăn tiếp đi cưng! - Cái tên khỉ đầu vàng ôn dịch đó vẫn thảy mấy cái bánh snack khoai tây xuống cho con chó nhỏ. - Ái da! Sao mày cắn tao? - Không biết có hiểu tiếng người hay không, vừa phát hiện âm mưu thâm độc của tên quỷ đó mà bé Hạnh Phúc đã ngán ăn bánh khoai tây, chuyển sang táp phập vào tay Khánh Di.
_Ha ha, đáng đời! Cho bỏ tật! Ăn ở có đức quá tới cún còn ghét mà! Ha ha! - Tôi mãn nguyện mà cười. Hạnh Phúc! Em giỏi lắm!
_Gừhh, mày đó nha! Nguy hiểm y như chủ của mày! Có tin là tao lấy kiềm bẻ hết răng của mày hông? - Di chụp lấy đầu con chó khốn khổ của tôi, tay búng búng vào mõm nó răn dạy. Hạnh Phúc, em cứ táp cụt tay hắn cho chị! Đừng có sợ!
_Thôi, tha cho nó đi. Chủ nó làm chủ nó chịu, làm ơn buông tha cho chú chó bé bỏng, vô tội của tui. Từ từ rồi coi tui trả thù ông! - Tôi vo tay thành nắm mà cảnh cáo.
_Ta sẽ đợi! Hừ! - Hắn nghênh mặt khiêu chiến.
_Khánh Di! Ra bác nói cái này chút! - Ba tôi đột nhiên từ sân nói vọng vào.
_Dạ, con ra ngay ạ! - Di đáp rồi quay qua lườm tôi. - Đồ xấu xa, bà chờ đó! Tui sẽ quậy banh ta lông cái sự nghiệp mai mối của bà! Hừ hừ.
Tôi không đáp mà hếch mũi châm chọc, sau đó bế thót bé cún bé nhỏ, tắt cái quạt rồi dong tuốt xuống nhà sau tìm mẹ.
Bếp. Cái nơi "rừng thiêng nước độc" mà tôi luôn bị má mi treo bản "KHÔNG PHẬN SỰ MIỄN VÀO", cũng tại cái tật hậu đậu đi tới đâu là có âm thanh lẻng ca lẻng kẻng của tôi. Nếu yêu thương mấy em chén dĩa còn may mắn "sống sót" qua bàn tay "chăm sóc" của tôi thì tốt nhất mẹ nên để chúng ngoài tầm tay tôi ra. Lúc nào tôi chạm tới bếp núc thì mọi người luôn nghe được "Bản giao hưởng được hoà tấu từ cái loại tạp âm do thần đồng âm nhạc Apple trình diễn".
"Cốp, cốp, rẻng, rẻng, rầm rầm!" - Âm thanh lảnh lót mà tôi thường tạo ra khi đụng tới khu bếp của mẹ. Riết là tôi được "đặt cách" ăn bát inox, tô nhựa, dĩa mũ, đũa gỗ, nói chung là toàn là hàng rơi xuống đất vạn lần "không biến dạng", thế còn được nghe thêm nhiều âm thanh vui tai khác nhau do tôi tạo ra nữa. Một công đôi việc mà!
Tôi hí hửng xuống nhà sau, cách cái bếp gần 5m là bắt đầu giảm tốc độ (sợ trượt chân phi thẳng vào nồi nước lèo nấu bún riêu trên bếp, đổ nợ nữa thì khổ!). Thả con chó xuống, tôi đi rửa tay và đảo mắt xem mẹ nấu ăn:
_Wow! Bún riêu cua nè, bánh xèo nè, gà quay nè, cá hấp nè, có chè nha đam nữa nè! Oa oa! Đồ ăn ngập mặt luôn!
_Ôi, cái con nhóc này! Thấy ăn là mắt sáng rỡ! Chẳng mần ăn được gì mà nghe ăn món ngon là cứ tươm tướp. Hết nói! - Mẹ vỗ đầu tôi cười trừ.
Tôi nũng nịu thẹn rồi liếc qua chỗ An đang phụ mẹ tôi nhặt rau cho món bánh xèo, trêu Vĩ An:
_Hơ hơ, con gái giỏi nấu ăn là xưa rồi. Con trai thời nay biết nấu ăn mới là đỉnh, như An nè. Bảo đảm mai mốt có nhiều cô xếp hàng đợi làm vợ luôn!
_Phì, ý bà nói bà nằm trong số con gái đó hả? Hơ hơ, tui thương bộ chén bát nhà tui lắm nha, còn có mấy cái để ăn cho tử tế đó! Anh nào mai mốt rước bà về phải mua chục chén nhựa xài quá! (tui đang nói ngược đó, bà hiểu sao thì hiểu) - An đang chăm chú nhặt mấy lá dấp cá liền ngẩng mặt lên chọc tôi.
_Xì, ông đừng có mơ! Tui cũng đâu có tệ đến mức đó đâu! - Tôi dẫu môi biện bạch.
_Ừ, không tệ mà mười lăm tuổi đầu chỉ nấu được...mỳ gói và...trứng các kiểu chiên, luộc, kho... Con gái của mẹ giỏi ghê vậy đó! Không bằng một góc của Vĩ An nữa! - Mẹ tôi vừa hí hoái pha thứ bột vàng nghệ để đổ bánh xèo, vừa tranh thủ chọc ghẹo tôi.
Tôi giúp mẹ bưng rổ tép đã sơ chế sạch cùng với những thớ thịt thái mỏng để gần bếp để đổ bánh, giận dỗi la oái:
_Mẹ ơi! Sao mẹ vạch áo cho người ta xem lưng thế? Mà sao con không bằng Vĩ An? Hơn nữa là đằng khác! Vĩ An rửa chén mới mẻ một góc thôi, con rửa một cái là mẹ có cơ hội mua theo vài kiểu chén mới để xài dần mà mẹ còn trách cứ gì.
_Trời ơi! - Cả mẹ và An đều muốn té bật ngửa vì nghe tôi nói.
_Bà hơn tui ở cái khoản phá của chứ hơn cái điểm nào? - An giơ giơ bó xà lách lên phản biện.
_Hãnh diện ghê hén con. - Mẹ tôi cũng lắc đầu cười trừ.
Tôi cũng bụm miệng cười rồi tí tởn:
_An này, bỏ đó tui làm cho. Ông lên yahoo của tôi thay cái password mới với thay luôn cái avatar dùm tui nha!
_Ặc, em lạy chị! Đưa chị nhặt một hồi không còn cái lá để ăn thì khốn! - Cậu ta lạy giơ cái bó húng quế lên sá sá lạy tôi.
_Sợ nó nhặt làm sao mà sâu ở lại, rau đi nhé thì nguy. Thôi An, vì yêu thương cái đường ruột vô tội của tất cả chúng ta thì con làm ơn nhặt nốt cái mớ rau này rồi hẵn đi. Đưa cái con nhỏ này nhặt bác sợ bị ngộ độc thực phẩm lắm! - Mẹ tôi lại hùa theo tên An mà ức hiếp tôi.
_Sao mà mẹ sỉ vả con hoài vậy? - Tôi dậm chân tức.
_Dạ, gần xong rồi bác à! - An đáp rồi quay qua tôi. - Đợi tý đi bà nội! - Hừ, vừa xưng tôi là "chị" giờ lại nhảy tới "bà nội", công nhận tôi thăng chức nhanh thật nha!
_Mẹ ơi, bún riêu xong chưa mẹ? - Tôi te tởn đứng gần nồi nước lèo đang sôi ùng ục màu đỏ gạch đầy quyến rũ mà ron ren hỏi, mũi hít hà thèm thuồng.
_Rồi, đổ nước vô tô cùng với bún và rau là ăn được ngay. Ham ăn như heo con vậy! - Mẹ nhéo má tôi nựng, đoán trúng phóc ý đồ của tôi.
_Dạ, cái tô này hả mẹ? Bún nè, rau nè, nước lèo nè! Con bỏ vô nha!
Cả hai người, kẻ đang nhặt rau, kẻ đang đổ bánh chỉ biết nhìn tôi rồi lắc đầu bất lực. Tôi nhanh nhảu lấy cái tô lớn làm một tô búng riêu hoành tráng để tự thưởng cho công lao phá hoại bếp núc của mình.
Trong lúc làm tô bún riêu hấp dẫn, tôi chợt nhớ con em của tôi. Mắt nhìn quanh mấy lọ gia vị xung quanh, tôi ranh mãnh cười:
_Mẹ, con Cherry sắp về chưa vậy?
_Rồi, giờ này chắc nó quay xong rồi! Lát nó về ngay bây giờ! - Mẹ thủng thẳng đáp.
Hô hô, tuyệt! Có cơ hội để trả thù rồi! Đầu tôi loé lên tia mắt phức tạp mà tinh quái.
He he, Cherry, chị sẽ chiêu đãi em món bún riêu ngon nhất trần đời luôn. Hô hô, em chờ chị một chút nha!...