
Vược
Bình chọn: 820
Bình chọn: 820
Toan sinh con gái đầu lòng đặt tên là Bản, hai năm sau sinh tiếp thằng cu nữa đặt tên là Phóng, rồi nghỉ hẳn. Chuyện Toan cướp chồng chị kết nghĩa và chuyện Vược lăng nhăng cũng được lan truyền từ đó. Vược vẫn khỏe mạnh, da dẻ vẫn đặm đà, bước đi thoăn thoắt như chưa từng có cơn sốt rét rừng hành hạ. Chuyện cũng nguôi dần, người ta cũng công nhận Toan nuôi Vược mát tay. Vược làm khỏe như trâu, không biết mệt. Trong nông trường thỉnh thoảng có đàn bà con gái lỡ thì lại đến tìm Vược, ra nương sắn xin đứa con. Vược thì chỉ trả lời mỗi một câu: "Em xin anh đứa con, anh sẵn sàng, nhưng anh không nuôi em được". Cũng vì thế, hầu như đứa trẻ nào không cha được sinh ra trên mảnh đất này, người ta đều quy chúng nó là con của Vược. Toan biết nhưng không nói gì, cứ kệ. Toan cũng nuôi Vông chu đáo hệt như các con đẻ của mình, không có phân biệt đối xử bao giờ. Duy chỉ có điều, những đứa trẻ hầu như không học hành gì, có học thì cùng lắm cũng chỉ đến lớp hai là bỏ học. Hồi ấy, ăn còn chưa đủ, trẻ con đi học là chuyện quá xa xỉ. Chúng nó rủ nhau bỏ học tập thể là chuyện bình thường, Vông và Miền cũng thế.
Miền là con gái của Mỵ, một phụ nữ không chồng nhưng đã có hai con gái với hai người đàn ông khác nhau. Mỵ đậm người, thậm chí là hơi béo, cái mặt to bản với ánh mắt đĩ thõa lúc nào cũng cười cười. Trộm vía, hai đứa con gái Mỵ sinh ra đều trắng trẻo, xinh xắn, nhất là Miền. Nghe đâu Miền là con của một bộ đội từng đóng quân tại nông trường. Miền nhỏ nhắn, nước da trắng nõn, khác hẳn những đứa con gái cùng trang lứa. Có vẻ như rừng thiêng nước độc không đốt cháy được vẻ đẹp như hoa của Miền. Em gái cùng mẹ khác cha của Miền tên là Hưởng, ít hơn Miền tận sáu tuổi, bụ bẫm hơn chị, lại tinh ranh, khôn ngoan. Nhìn hai con gái của Mỵ, người ta thường nói kháy câu cửa miệng: "canh tập tàng thì ngon, con tập tàng thì khôn". Kể ra, trong cái nông trường đầy rẫy những bà cô quá lứa lỡ thì này, không chỉ có con gái Mỵ mới là "con tập tàng". Điều khác biệt nhất, ấy là con của Mỵ, mỗi đứa một ông bố khác nhau. Mỵ cũng thường liếc xéo những chị em gái may mắn hơn mình, có chồng tử tế, xiên đằng nọ, chọc đằng kia cốt để cho gia đình họ cãi nhau. Nếu có vợ chồng nào đó bỏ nhau, ắt Mỵ vui mừng lắm.
Thế nên, chuyện bố mẹ Vông bỏ nhau cũng khiến Mỵ sung sướng âm ỉ. Nhà Mỵ ở trong khe, mỗi lần Vông cùng đám bạn vào rừng đều phải qua nhà Mỵ. Mỵ thường gọi Vông vào, hỏi han, nhưng cái chính là để chọc tức Vông đang phải sống với gì ghẻ. Nói cho cùng thì Vông là đứa trẻ ngoan, không cãi ai nửa lời. Vông đẹp trai, mắt sáng, môi đỏ, thích cười hơn thích khóc, nên dù ai nói gì cũng chỉ cười cho qua chuyện. Mỵ nói chán mà không làm Vông tức được thì Mỵ lại tức. Mỵ tống Vông ra ngoài, Vông lại chơi với Miền. Cứ thế, hai đứa trẻ lớn lên lúc nào không hay biết.
Hai mươi tuổi, Vông hỏi cưới Miền. Ai cũng đồng ý đó là một đôi rất đẹp.
Lẽ ra mọi chuyện đều đẹp, nếu không có một chuyến đi rừng cộng chai rượu khiến Vông ngà say. Ấy là một tháng sau ngày ăn hỏi, Vông quyết định làm một chuyến vào rừng kiếm ít gỗ dựng nhà, để cưới vợ về còn có chỗ ở riêng. Vông đi biệt một tháng, khi trở về thì người gầy tong teo, muỗi đốt thành từng nốt trên mặt. Vông buộc bè dưới khe, ghé lên thăm Miền, nhưng Miền đi vắng. Miền và Hưởng đi lấy măng chưa về, chỉ có Mỵ ở nhà. Mỵ thấy con rể tương lai có vẻ mệt mỏi, ốm yếu sau chuyến đi, cũng nhiệt tình nấu cơm cho Vông ăn, mua thêm chai rượu cho Vông nhấm nháp. Thế nào mà cuối cùng, Vông uống sạch cả chai rượu, men say bốc lên tận đỉnh đầu. Mỵ khép cửa. Tiếng cửa gỗ cọt kẹt khiến những nhà hàng xóm cách đó cả vài ba trăm mét cũng nghe thấy, lé mắt nhìn sang, và những tiếng xì xào lại truyền từ tai người này sang tai người khác.
Chẳng biết thực hư thế nào, chỉ biết từ hôm ấy, Vông vĩnh viễn không bước vào nhà Miền nữa, còn cái bụng Mỵ ngày càng lum lủm to dần. Chín tháng sau, Mỵ sinh đứa con gái thứ ba, đặt tên là Lạc. Người ta bảo, đứa trẻ này đúng ra phải gọi Mỵ bằng bà ngoại, nhưng vì nó "đi lạc mẹ" nên đặt tên là Lạc cũng là điều dễ hiểu. Miền khóc sưng cả mắt, còn Vông bỏ vào Nam với mẹ ruột. Vược than thở, coi như mình
Từng cánh én phiêu du trên nền trời bầu thu không, hòa mình vào làn gió nhẹ chao lượn trên cánh đồng đang bước vào mùa gặt hái. Trên cánh đồng mênh mông đã ngã sang màu vàng óng của những h[…]
Truyện ngắn
Căn nhà nhỏ bé nằm trong hốc của con hẻm nhỏ, cửa nhà luôn đóng im ỉm, đôi khi thấy hay hắt vài giọt sáng qua khe cửa. Lũ trẻ trong xóm không bao giờ dám bén mảng đến đây, ngược lại chúng t[…]
Truyện ngắn
Đấy là cái kết cho một bi kịch hôn nhân. Tôi đến dự đám tang chị, thấy nước mắt của đám đông dồn vào người nằm trong linh cữu còn ánh mắt thì đổ dồn vào người chồng đang đứng cúi gằm, trên k[…]
Truyện ngắn
Hồi ấy, tôi với Khanh ở cùng tiểu đoàn. Khanh là đại đội trưởng, tôi là trợ lý xe máy. Một đêm trung thu trời đẹp, gió mát, tôi sang chỗ Khanh chơi. Chúng tôi trải chiếu ra sân, ngồi hóng má[…]
Truyện ngắn
Tôi run rẩy đưa tay ôm lấy anh, xoa đầu anh và lí nhí: "Để em yêu anh nhé". Tôi vẫn cần lắm, một bờ vai để tựa vào mỗi khi tôi mệt mỏi. Tôi vẫn cứ khóc mỗi khi bước qua những con đường mà […]
Tâm Sự
Vậy mà em đã bơi đi. Liệu em có biết rằng không bao giờ em có thể biến thành cá hay không? Em sẽ không thể bơi tới Ixxưckun, không thấy được con tàu trắng, và không thể nói với nó: "Chào ngư[…]
Truyện Blog
Cuối thu, tiết trời lạnh dần. Những chiếc lá cuối cùng cũng trôi theo gió. Bầu trời cao, xanh thẳm, chốc chốc lại gợn lên những làn sóng trắng. Cảnh vật tĩnh lặng lắm! Màn sương tàn nhẫn nhỏ[…]
Truyện ngắn
Có lẽ duyên phận đưa anh đến bên cô. Mặc bao lời khuyên ngăn, một lễ cưới xinh đẹp diễn ra ở thánh đường. Anh gặp cô trong một lần theo đoàn về tình nguyện khám chữa bệnh ở vùng sâu vùng xa.[…]
Truyện ngắn