
Người cha mù
Bình chọn: 319
Bình chọn: 319
Tôi gạt tay bố ra và chạy lên gác, lúc ấy tôi ghét bố lắm, chỉ vì bố không còn nhìn thấy gì nữa, chỉ vì bố ...mù
***
Tôi còn nhớ ngày tôi biết nói thì đôi mắt bố đã không còn nữa, lúc đó tôi không biết vì sao lại thế.
Ngày tôi bước chân vào cấp 1, bố đã vui mừng thức cả 1 đêm chỉ để đợi tới sang mai gọi tôi dạy bắt đầu một cuộc sống mới, trước khi đi bố có dặn: "Đi học, là niềm hạnh phúc mà không phải ai cũng có, vì thế con nên cố gắng học cho tốt, ở nơi đó là một thế giới khác chứa đựng biết bao điều lạ, con hãy học nó rồi về nói lại cho bố nhé!".
Tôi đã không quan tâm lúc ấy bố nói điều đó , mà chạy đi ra với mẹ để mẹ lại tôi đến trường.
Tôi nhát lắm, những ngày đi học tôi chẳng dám chơi với ai cả, thấy các bạn nô đùa làm tôi cũng háo hức. Rồi tôi cũng quen dần và kết thân nhiều bạn, mỗi ngày đi học là một niềm vui với tôi, những gì ở trường tôi học được thì tôi đều về kể cho bố nghe, bố hòa cùng niềm vui với tôi, cùng tôi trò chuyện những chuyện ở lớp, bố có thể nhớ hết tên các bạn mà tôi chơi mặc dù chưa được gặp. Những lúc ấy, bố như một người bạn của tôi.
Thời gian cứ thế trôi đi, tôi lớn dần và câu chuyện về "đôi mắt" ấy vẫn là một ẩn số đối với tôi. Tôi vô tâm và không hề biết.
***
Ngày tôi học lớp 5, trong giờ tập làm văn viết một đề tài tả cảnh nhưng đột nhiên cô lại chỉnh lại đề bài với nội dung là: "Hãy kể về người bạn thân nhất của em".
Tôi không biết kể về ai, người duy nhất trong đầu tôi lúc ấy là bố tôi. Tôi đặt bút viết, tôi miêu tả tất cả từ hình dáng tới khuôn mặt và cả lúc cha cười như thế nào, duy chỉ có đôi mắt cha thì tôi không nói tới. Giờ làm văn đầu tuần sau bài văn của tôi được điểm rất cao, cô thắc mắc hỏi tôi là các bạn khác thì viết về những người bạn bằng tuổi nhưng tôi lại viết về bố của mình, tôi hớn hở trả lời vì đó là người bạn thân nhất của em. Cô bắt đầu đọc bài của tôi cho các bạn cùng lớp nghe, các bạn ngưỡng mộ tôi lắm, đứa nào cũng ước là có được người bố như tôi.
Rồi tới ngày tổ chức liên hoan lớp, mẹ bận không thể đi cùng tôi, bố ngỏ ý để bố đi cùng, tôi đồng ý vì các bạn trong lớp rất muốn gặp bố xem có đúng như trong bài văn tôi viết không, thấy vẻ mặt mẹ lo lắng lắm nhưng được sự thuyết phục của bố cuối cùng bố cũng được đi. Bố đi chậm lắm, vừa đi vừa phải bước từng bước một, tôi dắt tay bố mà cứ bắt bố phải đi nhanh, bố chỉ cười.
Khi tới lớp, thấy mọi người đã chuẩn bị hết mọi thứ, mọi người ngồi nói chuyện với nhau bỗng có một đứa bạn đứng lên và nói:
- Ơ, bố nó mù à, thế mà nó viết tả bố nó khác cơ mà.
Cả lớp im lặng không một chút tiếng động nào, dường như 80 cặp mắt đang đổ dồn về tôi, tôi không biết nói gì, tôi xấu hổ với mọi người và chạy về nhà đóng chặt cửa lại mà quên mất còn bố đang ở đó, tôi úp mặt vào gối và khóc.
Mẹ về thấy tôi khóc và hỏi bố đâu, tôi bảo bố đi đâu kệ bố tôi không cần biết, còn nhớ vẻ mặt mẹ hốt hoảng lắm, chạy ngay đi tìm bố, vừa ra tới cửa nhà thì thấy bố được bác hàng xóm đưa về, quần áo bố bẩn hết, nghe bác hàng xóm nói là bố bị ngã trên đường về, mẹ tức tôi quá, lôi tôi ra đánh cho một trận, bố đứng đó và can không cho mẹ đánh tôi, tôi gạt tay bố ra và chạy lên gác, lúc ấy tôi ghét bố lắm, chỉ vì bố không còn nhìn thấy gì nữa, chỉ vì bố ..."mù".
***
Dòng thời gian cứ lặng lẽ âm thầm quay theo nhịp của nó, và vết thương về câu chuyện của quá khứ đã là nỗi niềm ám ảnh tôi , tôi không bao giờ kể gì về bố cho mọi người cả, khi có ai muốn qua nhà tôi chơi tôi đều lấy cớ là không có nhà hoặc một lý do nào đó.
Năm tôi 17 tuổi, chẳng biết từ khi nào và từ bao giờ dòng máu nghệ sĩ lại chảy vào người tôi mạnh mẽ như thế, tôi muốn theo con đường nghệ thuật, tôi muốn được làm một nghệ si chơi vĩ cầm, tôi không bỏ lỡ một buổi biểu diễn nào của các nghệ sĩ violon, tôi tìm tất cả các tài liệu về nghiên cứu.
Và vào một buổi tối trước lúc ăn cơm tôi kể chuyện sau này sẽ ước mơ trở thành một nghệ sĩ violon tài ba, sự hưng phấn khi kể về mơ ước của tôi chưa được một giây sau câu nói đó đã bị một tiếng động mạnh làm tan biết. Mẹ đặt mạnh bát xuống bàn và quát với tôi:
- Mày muốn làm gì thì làm nhưng không được làm nghệ sĩ violon.
Lại thêm một điều nữa mà tôi không hiểu, quay sang nhìn bố tôi thấy khuôn mặt bố cũng không còn nụ cười hằng ngày trước mỗi bữa cơm nữa, tối hôm ấy không khí thật nặng nề.
Là một chàng trai của tuổi 17, tôi bắt đầu muốn khẳng định cái tôi của mình, những buổi đi chơi về muộn hơn thường ngày bắt đầu diễn ra nhiều hơn, và mỗi lần như thế bố lại đứng ở đầu ngõ đợi tôi về dù trời nhiều sương hay mưa tầm tã. Nhưng đến một ngày cái tôi trong tôi vượt quá giới hạn vốn có của nó, tôi đi chơi qua đêm với lũ bạn mà không mảy may nhớ tới là có một người đang đứng đợi tôi, người đó bị "mù".
Hôm sau tôi mò về thì mẹ đã đợi sẵn tôi ở nhà, t
Hãy bắt đầu một ngày mới không định kiến. Tôi xin bắt đầu bài viết bằng một câu chuyện cười, mà nhiều người chắc cũng biết. Có một thanh niên mắc bệnh sợ gà, cứ trông thấy gà là chạy. H[…]
Truyện ngắn
Lúc đó mày thích tao như thế nào. Có bằng tao thích mày không? Mấy ngày hôm nay không khí lạnh tràn về. Giáp tết trời đã lạnh lại còn mưa lây phây. Mặc áo mưa thì dở, không mặc cũng không[…]
Truyện ngắn
Vì khi cậu khóc trông thật xinh. Và vì chúng mình là bạn!... Tàu điện ngầm – Đi học muộn... Một ngày như mọi ngày! Buổi sáng đến muộn, như mọi khi. Những ngày đầu ở 4000 cây số tính từ Việ[…]
Truyện ngắn
Người ta nói rằng ai được năm giọt mưa xuân chạm vào môi, người đó sẽ hạnh phúc. Mùa xuân nào Nhi cũng ngửa mặt đón mưa, những hạt mưa nhỏ và mịn, nhưng chưa bao giờ có đủ năm giọt chạm xuố[…]
Truyện ngắn
Xin lỗi ba! Ba à! Con mong rằng lời xin lỗi con gái nói ra lúc này là chưa quá muộn. Hai năm rồi ba ạ, hai năm kể từ ngày con chân ước chân ráo một mình bước vào thành phố này nhập học, 18 […]
Truyện ngắn
Cho đến cuối thế kỷ này, khi mà những khám phá khoa học đã bóc trần mọi lớp vỏ huyễn hoặc của thế giới quanh ta thì con người vẫn tiếp tục hồn nhiên chất vấn mình và chất vấn nhau: Tình yêu […]
Truyện Blog
Bà mẹ quê, ngày tháng không ao ước gì
Mẹ mình, dù có quê kiểu làng thôn hay thị trấn, dù có quê xìtin này hay quê xìtin kia, thì đó là cái quê luôn đáng được thứ tha và kính trọng. Hôm rồi tôi đi chợ Dalat, thấy có hai bà mẹ[…]
Truyện ngắn
Bấy giờ tiết trời đang độ cuối thu, những con phố dài im lìm bắt đầu khẽ cựa mình chuyển giấc trong cái lạnh se se của mùa. Tôi đã chẳng nhận ra được chuyển biến nhẹ nhàng tinh tế ấy của đấ[…]
Tâm Sự
Nhớ em người không thuộc về anh
Có những ngày ta tưởng chừng như mất cảm giác với tất cả, không buồn, không đau, không vui, không hạnh phúc, nước mắt không rơi, và trái tim cũng không nhói lại, có những ngày khi mở mắt dậy[…]
Tâm Sự