Giếng cạn
Bình chọn: 560
Bình chọn: 560
Bống chị cười nụ, giọng nhấm nhẳng, vẫn ngưng đọng nỗi buồn:
- Làm bàn giấy ở xã chả bõ công. Học xong Bống không về quê đâu.
- Bống đi đâu?
- Bống ở lại Hà Nội. Lăng đi cùng Bống nhá. - Bống chị cười, cái cười méo mó, giọng đầy tiếc nuối. - ấy là nói thế thôi, Lăng ạ. Tiền mua sách bút, tiền đóng học phí ở đâu? Bống lớn rồi, Lăng không thấy a? So với năm ngoái, năm nay may cái áo cũng tốn thêm nửa mét vải.
- Bống chị để tôi lo. Tôi sẽ đi làm thùng đào thùng đấu vượt nền. - Tôi càng nói càng phấn khích. - Tôi sẽ có tiền, Bống chị đi học. Chúng ta cùng ra thành phố nhá.
- Ừ. Bống chị sẽ đưa Lăng ra thành phố.
Từ hôm đó tôi lăn ra làm như trâu cày giữa vụ. Làm để sau này Bống chị đưa tôi ra Hà Nội bằng những hòn đất vượt nền của tôi. Thợ thùng đào thùng đấu tôi theo nghề cha. Đúng là cha truyền con nối vác đất làm thuê.
Da tôi bắt nắng đen ngòm. Tóc cháy hoe hoe vàng. Ngày nào tôi cũng vác hơn một khối đất so với mấy thằng cùng đi. Bọn vai u thịt bắp suốt ngày quần nhau với đất, bảo: Mày thân làm miệng ăn. Đừng cố, có ngày sút lưng.
Tôi là hạng người tham công tiếc việc. Không phẩm chất này, đố anh nào được gọi là nông dân. Đi vượt đất thuê tôi mang theo đôi quang gánh, hai cái mủng to, xương bai trâu. Lúc về, mắt nhăm nhăm nhìn các đống tròn đen trên đường. Phân trâu, phân bò hót tất, bón cho lúa nhà không hết, tôi đem bán cho người thôn cũng được ứa tiền.
Bống chị học hết phổ thông. Bống chị vào Đại học Nông nghiệp. Bống chị viết thư, yêu quý tôi bao nhiêu thì cũng nhớ thương cây lúa, con trâu, mảnh đất...làng bấy nhiêu.
Thư Bống chị viết: Lăng cố đi học bổ túc cho hết phổ thông. (ừ thì đi học để xứng với Bống). Không học đầu óc u tối, khổ lắm. (Không biết nói vậy là tôi tự ái a?) Suốt đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời thôi... (Thì ai chả biết thế).
Bống chị và đứa bạn cùng phòng trọ tự nấu ăn cho đỡ tốn. Thỉnh thoảng ngày chủ nhật Bống về quê. Tôi gói ghém tiền, mì tôm, mì chính, gạo quê, cá khô; có hôm nhổ cả su hào... cho Bống mang đi. Tôi rong xe trâu chở Bống lên ga Xép nhảy tàu chợ về trường.
Năm thứ hai, Bống chị vẫn chăm viết thư cho tôi, vẫn chăm về. Người thôn Cự Phú biết chúng tôi phải lòng nhau. Kẻ nói ra. Người vun vào.
Bống em bảo tôi: Em ức không chịu được. Người ta ghen ăn tức ở cứ xa xôi bóng gió:
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đường nào?
Nghe cứ như bị que chọc vào tai. Có phải họ ám chỉ anh và chị Bống không?
Mặc xác miệng lưỡi thế gian. Tôi lại điềm nhiên theo đuổi việc mình làm. Kệ mẹ miệng lưỡi thế gian. Tôi không tin Bống chị của tôi tệ thế.
Làm thợ thùng đào thùng đấu, vượt đất san nền cực nhọc quá, tôi bỏ.
Ông lão Hạ xóm Đông Tiền sang tên cho tôi cái xe bánh lốp tàng tàng và con trâu dái. Cũ người mới ta, tôi đi đánh xe trâu.
Ông lão Hạ già. Con trâu dái trẻ. Trâu khoẻ ăn, khoẻ kéo xe và hám giống cái. Thấy trâu cái, nó lồng lên, ông lão ngồi sau chịu không nổi. Máu quá, nó rượt trâu cái, xốc nguyên ách trên vai nhảy lên mình con cái.
Càng xe vổng ngược lên. Thùng xe nặng giáng xuống, quẹt xệt xệt mặt đường. Chã, nồi đất nung, chum sành liễn sứ rơi lổng nhổng xuống đường, mười phần vỡ đến bẩy, tám. Ông lão cũng bị hất xuống vệ cỏ. Ông lão sai lầm không mua trâu thiến, nó thuần tính.
Nhưng tôi trị được con trâu dái bất kham này. Tôi đánh xe trâu chở thuê chum vại sành, nồi chã đất nung từ bến sông lên chợ Bút cho chủ hàng. Tôi chở thuê gạo nếp, nhân sen, đậu xanh, gà giò, thịt bò, dê non, bồ câu ra ràng, mèo đen..., tất cả đặc sản nhà quê lên ga Xép để chủ hàng đưa ra Hà Nội.
***
Năm thứ ba, Bống chị viết thư cho tôi thưa dần, năm thứ tư vắng hẳn. Tôi âm thầm chờ đợi.
Một hôm Bống em tìm tôi. Bống chị gửi thư cho Bống em. Bống viết: "Bống em ơi! Em ở nhà chăm nom anh Lăng thay chị nhé. Lăng con trai tồ lắm, ăn uống, ngủ nghê thất thường. Lăng vất vả vì chị nhiều rồi.
Em bảo Lăng đừng gửi tiền cho chị nữa nhé. Dặn Lăng làm được bao nhiêu gửi tiết kiệm, hay cho vay lãi, biết đâu sau này chị sẽ về quê."
Sao lại biết đâu?
Bống em an ủi:
"Thư là thế. Em chẳng biết nói với anh Lăng thế nào. Anh Lăng đừng buồn, còn có em ở nhà cơ mà."
Ngóng. Trông. Chờ. Đợi. Tôi đâm căng thẳng mệt mỏi. Tin ồn về làng. Người ta bảo Bống chị đã học xong, đang làm thư ký giám đốc ở Hà Nội. Bống chị cặp bồ luôn với lão già doanh nhân người Đài Loan ấy.
Bống em không tin người ta nói xấu chị gái. Cô tức tốc cơm đùm cơm nắm lên Hà Nội tìm chị. Bống em sẽ làm cho trắng đen rõ ràng. Bống em đi ba ngày, tôi mong cả ba.
Bống em đi bốn ngày tôi ngóng cả bốn. Bống em về. Mặt buồn rười rượi. Hỏi gì cũng không nói. Mẹ gạn hỏi, Bống em lắc quầy quậy. Tôi hỏi, Bống em rấn rấn nước mắt.
- Em không tìm được chị thì anh sẽ đi.
Tôi còn nhớ hôm đó là một buổi chiều mùa đông, cái lạnh xuyên thấu da thịt. Tôi co rúm người trong chiếc áo len dày cộm đang chơi bên hiên thì tôi thấy bố mẹ bế về một bé gái khoảng bảy thá[…]
Truyện ngắn
Có khi nào con tim bạn muốn như vậy nhưng bỗng dưng lại hành động trái ngược với con tim. Hoặc có đôi khi cái miệng của bạn lại thốt lên những lời phản bội trái tim của mình? Lên cấp 2, […]
Truyện ngắn
Thiên thần khuyên người xuất gia
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người học caohiểu rộng ở nước Xá Vệ, đại danh lẫy lừng. Tuy không ngại gian khổ đã làm rất nhiều việc tốt, nhưng Ngài chưa hề cảm thấy mệt mỏi, vẫn bất kể ngày đê[…]
Truyện ngắn
Sao tôi thấy mình yếu đuối thế này, cái cảm giác đau lòng và ân hận cứ ùa vây lấy tôi... Vào một ngày cuối thu, lúc đó tôi khoảng sáu bảy tuổi, tôi ngồi ở bậc thềm trước hiên nhà để chơ[…]
Truyện ngắn
Có một chành thanh niên rất ngưỡng mộ thành công của một nhà triệu phú, nên anh đã đến hỏi nhà triệu phú đó rằng, bí quyết gì đã giúp ông thành công đến vậy? Sau khi hiểu rõ câu hỏi của chà[…]
Truyện ngắn
Cái ngày mà trái tim em bắt đầu rung rộng, nó đập nhanh mỗi lần khi nhìn thấy anh. Uhm em yêu anh thật rồi!!! mỗi ngày em luôn mỉm cười chào một ngày mới vì em biết lúc nào mình cũng được nh[…]
Tâm Sự
Đừng nói chia tay vì đã bao giờ nói yêu, hãy cứ lặng yên khi tôi nói tôi yêu người....hãy cứ đi về nơi xa đó, nhưng đừng đi quá xa vời, để tôi được dõi theo người...Hãy cứ rong chơi suốt cu[…]
Truyện ngắn
Mấy tháng nay, mẹ An bệnh ngày càng nặng, không thể đi làm nữa. Ngoài giờ đi học, An phải làm đủ việc để nuôi mẹ. Từ mò cua, bắt ốc, đi mót cá con ở các bến thuyền của ngư dân…An gầy và ốm […]
Truyện ngắn