
Giếng cạn
Bình chọn: 585
Bình chọn: 585
Lên bờ. Rửa chân. Thả quần. Bống chị cầm hai bàn tay tôi ấp vào má nàng. Bàn tay tôi lạnh. Má nàng ấm nóng. Mắt nàng long lanh, mặt nàng trìu mến. Lòng tôi nôn nao, tim tôi rạo rực. Bọn trẻ trâu từ xa nhìn thấy, vận vần nghêu ngao:
Áo trễ ngực gió luồn vào vú
Vú lặng thinh cho gió mơn man
Chán thằng cõng gái lơ ngơ
Khổ thân mà chẳng được sơ múi gì.
Cái loại thơ này có phải thầy Đô nhà thơ dạy không nhỉ? Thơ thầy Đô dạy tinh túy, cao siêu, thanh khiết cơ; chứ không nồng nỗng thế
Bống chị đỏ mặt cắm cúi bước đi như chạy. Tôi sượng sùng, bước theo.
Chiều về. Lại thấy Bống em hát nghêu ngao mấy câu vần áo trễ ngực gió luồn vào vú...
Bống chị quát em:
- Con nỡm! Mày hát trêu ai?
- Chị và anh Lăng đấy. Khổ thân anh Lăng.
Bống em hát tiếp: "Khổ thân mà chẳng được sơ múi gì..." và chạy biến.
Bống em kém chị ba tuổi, tính lành hiền, chăm chỉ. Bống em ở nhà làm ruộng, thêu hàng xuất khẩu. Bống chị học buổi sáng, buổi chiều về phụ với em. Mẫu mã đủ loại gối, ga, chăn: Long hoá, Trúc đào, Phượng múa...; rồi các loại tranh thêu: Đám cưới chuột, Đánh ghen, Sân đình, Sen làng, Thiếu nữ ngắm hoa sen...
Hàng xuất khẩu chị em Bống không nhận được trực tiếp, phải qua tay chủ hàng gia công lại, rẻ mạt vẫn phải làm. Nhặt nhạnh từng đồng từng hào lúc nông nhàn còn hơn ngồi không bụng đói. Nhà nghèo, Bống em lại học dốt, thầy dạy vào tai mười chữ thì quên chín chữ. Cọc cạch cố theo, hết phổ thông cơ sở thì bỏ, ở nhà đi thêu, cắt cỏ, cấy hái.
Tối tối, tôi mang sách sang nhà Bống học chung. Lúc giải lao, tôi lại sán vào xem Bống em thêu. Bống em bảo, để Bống em dạy anh Lăng.
Nam nhi chí lớn, làm nghề thêu vá, hèn người. Tuy vậy tôi vẫn học thêu để thêm cớ sang chơi nhà Bống. Vọc vạch vài tuần cũng biết cắn chỉ luồn kim. Tôi phân biệt được chỉ màu hồng đào, hồng sen, chỉ màu hoàng yến, chỉ màu lam. Tôi thêu được thân rồng, thân công, thân phượng,... Nhưng tay nghề như chị em nhà Bống mới thêu nổi râu rồng, mắt phượng, mây cơn...
Đầu học kỳ hai, tôi phải bỏ học.
Hôm ấy, trời xam xám nặng. Gió se se lạnh. Tết xong, ra giêng. Mưa phùn lất phất bay. Cha tôi vượt đất san nền thuê. Hòn đất to hơn cái nồi đình đè nặng trên vai. Ngón chân quặp xuống bấm đất. Một cơn gió độc bất chợt thốc đến. Cha tôi rùng mình. Dốc trơn trượt chân. Không may đạp phải mảnh sành chai. Gan bàn chân bị xẻ toạc một đường dài. Máu loang đỏ bùn non.
Cha ngã qụy xuống. Sức nặng hòn đất to hơn cái nồi đình bồi tiếp xuống vai. Cha tôi sụn lưng. Ông không vác đủ một vạn hòn đất. Tôi không còn cơ học một vạn con chữ. Tôi chẳng nên người? Tôi đã mồ côi mẹ, giờ lại mồ côi cha
Cha tôi bị nhiễm trùng uốn ván. Trước lúc chết chân tay còn giật giật. Mắt trợn trừng. Bộ xà tích bạc của mẹ để lại, cha chưa kịp đưa cho tôi đã bị nắm chặt cứng trong lòng bàn tay, tôi phải gỡ từng ngón ra mới lấy được.
Cha chết, tôi phải bỏ học. Cái sự vác đất quan trọng thật, nó quyết định việc tôi có đến trường hay không. Tôi rất thương cha. Ông không còn sống để bắt tôi đến trường học sau này làm bàn giấy.
Tôi khóc như mưa. Dọc đường đưa cha ra nghĩa địa nhìn các hòn đất vượt to như nồi đình xếp lô mô càng khóc to.
Bống chị cũng đòi nghỉ học. Bống chị bảo đi học một mình buồn. Thi, kiểm tra, ai cho Bống chị chép bài? Còn một lý do nữa: Chiếc chăn Phượng múa xuất khẩu sang Đài Loan có hai con đực cái châu mỏ vào nhau, phía trên là những đám mây vần vũ, chị em Bống thêu bị trả về.
Bống chị bỏ học một tuần cùng Bống em cặm cụi rút chỉ, thêu lại các chỗ xấu, chỗ bị lỗi. Rút cục người ta vẫn không nhận. Hàng phế phẩm, chị em Bống phải đền tiền, giá ngang năm tạ thóc.
Gánh nặng lại đè lên vai hai cô gái nhà quê đang tuổi lớn. Giấu mẹ, chị em Bống khóc chán rồi cũng phải nín. Cái thằng tôi có mặt rất đúng lúc. Tôi dốc ống, tiền cha tôi tích cóp để lại, tiền tôi làm thuê chả được bao nhiêu. Tôi bán bộ xà tích bạc của mẹ để lại vừa đủ tiền đền chiếc chăn thêu Phượng múa. Vài hôm sau, nghĩ lại ân hận quá, tồ quá. Sao lại bán đồ kỷ niệm của mẹ?
Bống chị hàm ơn tôi một, Bống em biết ơn tôi mười. Tôi không nhận ơn, chỉ thấy mình bỗng chốc trở thành anh hùng, lớn lao vững vàng như cây cổ thụ xòe tán che chở mưa gió cho chị em Bống.
Bống chị thấy tôi cực thân quá. Bao nhiêu gánh nặng của Bống chị tôi đỡ lên vai tôi. Bống chị bảo, Bống sẽ bỏ học ở nhà gồng gánh, cấy hái, nuôi lợn nuôi gà, chờ ba năm hết tang cha tôi...
Tôi cắt ngang lời Bống, giẫy nẩy:
- Ấy đừng. Học khó bỏ dễ. Leo cau đã gần buồng. Bống cố lên sau này về làm bàn giấy ở xã,
Ngày kia Peter nghĩ : mình cũng viết một hóa đơn gửi cho mẹ, trong đó viết rõ những khoản mà mẹ phải trả cho mình về những gì đã giúp cho mẹ mỗi ngày. Peter là con trai của một chủ cửa hàng[…]
Truyện ngắn
Nhiều hôm có những vị khách khi thấy hành đồng của bố đã khen bố là người chồng tử tế, là người bố biết chăm lo gia đình, để khi thanh toán tiền xe họ trịnh trọng "thưởng" thêm cho bố ít tiề[…]
Truyện ngắn
Sao cậu hay đọc truyện cổ tích thế, cậu thích hoàng tử công chúa à? Chắc cậu biết Bạch Tuyết đấy nhỉ, tớ thích Bạch Tuyết lắm. Mà cậu nhớ bảo cô bé đừng có yêu hoàng tử mà cứ ở vậy cho sướn[…]
Truyện ngắn
Hai tư giờ để sống, hai tư giờ để yêu và cả cuộc đời để thất bại
Chúng ta cùng thi đỗ đại học. Chúng ta cùng học một lớp.Chúng ta cùng làm một nghề. Buổi sáng chúng ta cùng ăn phở. Buổi trưa chúng ta cùng ngồi một quán cà phê gà gật. Vậy, tại sao có những[…]
Truyện ngắn
Những cơn đau không giết nổi đợi chờ
Ai đó đã từng nói: "Đau – tự nhiên sẽ buông". Có lẽ đúng là vậy. Nhưng buông tay, rồi sao nữa? Buông tay rồi sẽ kết thúc được một nỗi đau hay sẽ khiến cho những cơn đau khác cùng kéo về? Có […]
Truyện Blog
Nếu tình yêu "chắc như bắp", nhưng cô ấy không tin?
Bạn yêu một cô gái. Đó là điều mà bạn luôn cho rằng mình chắc chắn, nói theo kiểu "giang hồ" hay nói, là "chắc như bắp". Cô ấy có yêu bạn không ? Đó là điều làm cho bạn hoang mang, là câu h[…]
Truyện Blog
Tôi không biết giờ mình phải kết thúc như thế nào đây. Trong khi giờ này anh đang chuẩn bị cho lễ cưới của anh và chị ấy. Chỉ còn 2 tháng nữa thôi anh sẽ có một gia đình nhỏ của riêng anh và[…]
Tâm Sự
Tất cả mọi thứ trên thế gian có thể thay đổi nhưng chị mãi mãi là chị của em. Càng lớn càng giống chị như đúc nhỉ! Ai cũng nói với tôi câu đó, người ta chắc như đinh đóng cột là như thế. H[…]
Tâm Sự