Thương cho roi cho vọt?
Bình chọn: 204
Bình chọn: 204
(BlogRadio.Yn.Lt - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại")
Vài chục năm sau, dòng đời nhiều biến chuyển...
***
Hồi nhỏ, nó mải chơi lắm, đó là thời kì cấm vận. Khi ti vi là một món quà xa xỉ đối với rất nhiều người thì nhà nó cũng không phải là ngoại lệ. Nó mê những bộ phim truyền hình nhiều tập được phát sóng hàng đêm. Đặc biệt, trong tâm khảm nó không bao giờ quên được bộ phim "Người giàu cũng khóc". Những bài đồng dao mà những đứa con nít đọc cứ in sâu vào tâm trí : "Ma-ri-a là nhà tạo mốt ; Hoang-các-lốp là người bỏ đi ; Bà Ma-ri là người dân tộc ; Con rắn độc là mụ Lo-ren ; ..". Một lần bố nó có việc, nó lén đi xem tập phim bởi phim đang đến hồi gay cấn. Nó đi mà quên rằng bài tập bố nó giao cho vẫn chưa làm xong. Khi xem về nó mừng vì nữ diễn viên mà nó hằng ngưỡng mộ đã qua được cơn hoạn nạn. Thế nhưng, bố nó bỗng xuất hiện với cây roi tre lăm lăm trên tay. Hệ quả là nó bị ba roi. Nó van xin bố nó rối rít nhưng bố nó không tha. Ba roi tre hằn lên trong tâm khảm cả một thời ấu thơ. Nó hỏi bố : "Tại sao bố đánh con đau vậy ?". Bố nó trả lời : "Thương cho roi cho vọt con ạ !".
Nó mê chơi điện tử. Khác với những trò chơi điện tử đầy màu sắc như bây giờ. Hồi đó nó thường hay chơi trò chơi bắn xe tăng, xếp chữ, Rambo. Tuổi thơ dữ dội ! Bao nhiêu tiền mẹ cho nó ăn sáng nó nhịn không ăn. Cứ 500 đồng là được 30 phút, 1000 đồng là được 1 tiếng trò chơi điện tử. Nó đánh điện tử mà không dám đưa hết tiền. Lần đầu nó đưa cho chủ tiệm trò chơi 200 đồng để được đánh điện tử trong 10 phút. Nó liệu trong đầu sẽ đánh 200 đồng thôi còn 800 đồng nó sẽ mua được 4 cái bánh rán. Thật tuyệt ! Vừa được ăn vừa được thỏa niềm đam mê. Thế nhưng đánh điện tử xong 10 phút nó vẫn còn thòm thèm vì được chơi ít quá. Thế là, 400 đồng, 600 đồng, 800 đồng rồi đến đồng tiền cuối cùng đã nướng vào trò chơi. Nó mang cái bụng rỗng tếch đi học. Hàng ngày như thế, học lực của nó đi xuống. Thầy giáo gửi sổ liên lạc về cho gia đình. Bố nó biết được việc nó lén đi chơi điện tử. Thế là, bố nó lôi nó xềnh xệch lên giường. Vẫn ba roi của một thời ấu thơ. Nó hỏi bố : "Tại sao bố đánh con đau thế ?". Bố nó trả lời : "Thương cho roi cho vọt con ạ !"
Quê nó tuy là thành phố. Nhưng thành phố thời đó có khác thôn quê là bao ? Đường qua nhà nó vẫn là đường đất. Nhà nó dưới rặng tre xanh. Những đêm rằm bóng trăng tỏa xuống dát vàng cả lối đi. Bao bọc quanh nhà là hàng rào rặng trâm bầu. Bọn con nít như nó có nhiều trò chơi thật thú vị. Nhất là chọi cù mà quê nó gọi là chọi gụ. Nó với những đứa nhỏ con thì không biết đẽo gụ lớn nên chỉ đẽo được những cái gụ be bé xinh xinh. Các anh lớn tuổi hơn thì đẽo được những cái gụ to bằng cái ấm trà. Gụ các anh nằm trong vòng tròn thì gụ nó chẳng làm gì được. Có chăng thì chỉ làm gụ các anh một vài vết đinh. Khi gụ của nó nằm trong vòng tròn, gụ các anh chỉ cần chọi một cái thì gụ nó bị toác làm đôi. Tức không thể chịu được ! Đành nhịn ăn sáng mua được cái gụ to hơn. Lúc này quy luật "Cá lớn nuốt cá bé" của các anh lớn không có hiệu quả nữa. Các anh lớn bèn ra các quy luật mới. Đó là nếu gụ bị chọi bay mất mà người khác tìm được thì gụ sẽ đương nhiên thuộc về người mới tìm được đó. Do đó mới có câu đồng dao "Làng tha, làng móc, làng chọc, làng khều – Làng khều, làng thấy, làng lấy, làng chơi". Ngoài ra, còn có quy định là cấm không cho lấy gụ đang nằm trong vòng tròn bỏ về giữa chừng. Tức là "Chạy làng vứt gụ nhà xi (nhà vệ sinh)". Trưa hôm đó, gụ nó đang nằm trong vòng tròn bỗng bố nó gọi nó về ăn cơm. Nó dạ nhưng chưa thể về vì nếu về nó sẽ bị mất gụ. Bố nó gọi lần hai, rồi lần ba. Đến lần thứ tư thì bố nó nỗi cơn tam bành. Nó bị lôi về nhà. Vẫn như vậy ! Vẫn ba roi hằn lên cả một thời ấu thơ. Nó hỏi bố "Sao bố đánh con đau vậy ?". Bố nó trả lời "Thương cho roi cho vọt con ạ !"
Vài chục năm sau, dòng đời nhiều biến chuyển. Bố nó có người phụ nữ khác. Ngày li dị trước tòa với mẹ nó, bố nó không nhìn mặt nó. Bố nó nói gì với tòa mà trong tai nó nghe ù ù ! Bố nó nói với tòa là bố nó không hạnh phúc. Bố nó cần một cuộc sống mới. Tuổi trưởng thành thật dữ dội ! Nó đứng nghe nhiều lắm mà không nhớ được gì nhiều. Nó chợt nhớ những gì bố nó dạy nó thời ấu thơ. Đang mơ màng thì bố nó đi ngang qua. Nó theo quán tính ngước nhìn. Nó hỏi "Tại sao bố lại bỏ mẹ con con?" Nó mong chờ câu trả lời chính thức từ bố. Bố nó dửng dưng đi qua và ném một cái nhìn về nơi xa lắm. Nó chạy theo nhưng bóng bố nó khuất dần. Lần này không phải là ba roi của một thời ấu thơ mà chỉ là một roi của thời trưởng thành. Nó nắm chặt tay và tự hỏi "Bố ơi ! Có phải thương là cho roi cho vọt phải không bố?"
Ngày bình thường Tôi hai mươi mốt tuổi, học kiến trúc, thích nghe rock, chơi game online, ít nói và không có điểm gì nổi trội. "Đôi khi mày nhạy cảm đến sến ốm" – Đăng, thằng bạn thân tôi, n[…]
Truyện ngắn
Bàn thờ nhà chị đầy hoa trắng, trắng toát cả một đời chị! Gôn ơi...! Tuyết ơi...! Tiếng gọi con của bà mẹ đơn thân ở bãi đất trống phía bên kia đồi cát hoang mỗi chiều cất lên thống thiết.[…]
Truyện ngắn
Con sẽ sống tốt mẹ à...nhất định thế!
Con Gái vuốt thẳng những nếp áo, tô lên môi một chút son dưỡng, xoay một vòng tròn trước gương, Mẹ cười bảo : Đẹp đấy, nhưng cổ khoét sâu thế con? Con Gái cười bảo Mẹ: Thời nào rồi mà còn […]
Truyện ngắn
Người đàn ông vĩ đại nhất của tôi
Kí ức của tôi về một người đàn ông to cao, bế trên tay cô bé nhỏ nhắn và cười rạng rỡ đến rơi nước mắt khi tìm được cô gái nhỏ bị lạc. Đứa trẻ dù chưa đủ lớn nhưng vẫn cảm nhận được tình cảm[…]
Truyện ngắn
Tôi ghét sự im lặng. Sự im lặng, đôi khi, không chỉ làm người ta khó chịu vô cùng mà trên hết, những đánh giá không tốt về một ai đó hoặc về một mối quan hệ nào đó, bắt đầu từ đây. Khi t[…]
Truyện Blog
Ba, liệu có quá muộn cho một lời xin lỗi?
"Dòng chảy của thời gian bao giờ cũng khắc nghiệt và tiềm ẩn đầy nỗi đau đớn dằn xé đến tận tâm can. Một đời người ngắn ngủi, chớp mắt chỉ là phù du..." 1. Hạnh phúc – Hư danh – Sự kiêu ng[…]
Truyện ngắn
Có những sự thật lòng phải đi kèm điều kiện, như vậy người ta gọi là nịnh bợ. Trong buổi uống cà phê thường lệ vào buổi sáng, vụ trưởng Crôm vô tình nói rằng ông ta và vợ có vé đi xem há[…]
Truyện ngắn