
Người giúp việc kì lạ
Bình chọn: 381
Bình chọn: 381
***
Một bữa, ngồi trên chót vót một cao ốc Sài gòn ăn kem, nhìn xuống thành phố ánh đèn màu rực rỡ, dòng xe cộ nhỏ li ti phía dưới, mắt nó thẩn thờ rồi chớp chớp quay sang tôi tâm sự: "Hồi đó mệ bảo con vào giúp cô. Cô trả tám trăm ngàn một tháng. Tám trăm chứ năm sáu trăm con cũng đồng ý. Con đi cho biết Sài gòn."
Tôi cũng biết điều đó. Cặp mắt của nó buổi đầu tiên, cặp mắt mở to nhìn chỗ này, ngó chỗ kia như rình mò như lùng sục. Cặp mắt đó đang háo húc trước cuộc đời. Nó hăm hở thọc tay vào cuộc sống cũng như trước đây hăm hở vọc tay vào mọi thứ máy móc của nhà tôi. Tôi biết nó không ngừng lại vị trí ôsin trong nhà này nhưng nó sẽ tiến về phía nào thì tôi còn mù mờ chưa rõ.
***
Thêm một cái tết nữa rồi. Ngòai đó nhắn vào mẹ nó bệnh, năm nay dứt khóat nó phải về. Con Lang cười thản nhiên bảo bệnh chỉ là một chiêu bài mẹ nó đem ra để gọi nó về. Nhưng về thì về. Ăn tết xong con sẽ vào với cô. Bà nội cu Bin, vẫn cái tính lo xa và tính tóan gọi điện bảo tôi: "Con lo cho nó ít đòn bánh tét, nó ăn đường đỡ tốn kém." Chồng tôi cười khà khà:
-Bà nội lạc hậu rồi. Con Lang bây giờ mà đem bánh tét theo ăn đường.
Rồi anh đứng dậy mặc áo đi đăng ký xe cho nó. Anh quay sang nó hăm hở:
- Chuyến này cho mày đi xe với tụi Tây. Biết đâu chẳng hớp hồn được một thằng rồi bay đi ngọai quốc.
Con Lang đang rửa chén, vẫy bàn tay tóe nước cười ngất:
- Tối nay cô dạy con mấy câu tiếng anh làm vốn. Chữ nghĩa con chỉ có hê-lô với ô-kê.
Tôi cũng cười ngồi xuống chân cầu thang, đặt tay lên thềm đá lạnh. Chỗ này đây, tôi bắt gặp Lang ngồi ngủ gật sau một đêm thức trắng vì cu Bin sốt nặng. Đây cũng là chỗ ngồi quen thuộc của tôi. Mỗi tối, cơm nước, dọn dẹp xong xuôi, tôi ngồi xuống đây, tựa người vào thành vịn trong khi con Lang lúi húi mở tủ lạnh kiểm điểm lương thực còn dự trử. Nó hô, tôi "phán". Chỉ trong vòng mươi phút là cả hai đã quyết xong một thực đơn hòan chỉnh, ngon lành cho ngày mai. Hôm sau, nó cứ thế mà thực hiện. Cuộc sống trôi đi nhịp nhàng, suông sẽ, dễ chịu. Tôi sắp mất một cái gì chăng? Tôi ngửng đầu lên bắt gặp con Lang cũng đang ngồi tựa lưng vào chiếc tủ lạnh đóng kín. Nó nhìn tôi:
- Ra tết chừng mồng bốn, mồng năm là con vào. Kẹt quá cô gọi người làm giờ đến phụ lau dọn nhà cửa.
Thế là Nguyễn Thy Lan lên đường. Cực kỳ mốt, cực kỳ hiện đại. Mái tóc duỗi thẳng thoang thỏang mùi nước hoa. Nó mất một buổi chiều trong tiệm làm đầu cộng thêm bao nhiêu tiền bạc thì tôi không biết. Vẫn áo hai dây, quần bó sát bắp chân tròn lẳn, nón kết trên đầu. Vai mang một cái ba lô đỏ chói nó hiên ngang hòa nhập với đám du khách qúy tộc, chẳng kém cạnh một ai. Một vài cặp mắt hướng về phía nó, ngưỡng mộ. Với tuổi trẻ của nó, nhan sắc vừa đúng độ, phải nói nó đẹp rỡ ràng.
Đưa nó ra xe, không vội trở về, tôi nấn ná ngắm "tác phẩm" của mình. Tôi có quyền hãnh diện chứ. Dù sao đó cũng là "tác phẩm" của tôi.
***
Giờ thì tôi đã thay hai ba người làm rồi nhưng vẫn không ai bằng con Lang. Nó không vào nữa. Gọi điện vào nó phân trần với tôi là mẹ nó bệnh.
Bà nội cu Bin nhận xét: "Ở ngoài mình con gái lớn không ai thả đi rông rứa cả. Nó về nhà cả làng chạy hết. Không biết nó vô Sài gòn mần cái chi."
Ít lâu sau tôi lại nghe tin nó sang Lào, theo dì nó làm nghề uốn tóc. Chồng tôi cười bảo: "Mẹ nó làm sao giữ được nó. Với nó, cuộc đời này là một cục nam châm."
Tôi chợt rùng mình. Tôi vẫn cảm nhận rằng nó sinh ra không phải để làm ôsin. Tôi biết, nó đầy ham muốn, đầy khát khao, tràn trề sức sống. Nhưng còn sự chín chắn, sự khôn ngoan, cái văn hóa căn bản để nhận chân những giá trị cuộc sống... Nguy hiểm quá, Lang ơi!
***
Hôm nay, cầm tờ báo Tuổi trẻ chủ nhật đọc một lọat bài phóng sự về thế giới mại dâm, về những hang ổ tột cùng của trụy lạc và tôi ác ở Campucha tôi rùng mình ngước mắt nhìn chồng. Như đọc được điều lo nghĩ của tôi anh nhỏ giọng: "Đất Lào hiền hơn em à."
Tôi thầm cầu mong như thế. Có tiếng chuông điện thọai. Tôi với tay cầm lấy ống nghe:
- Allo!
- Cô ơi, con đây, con đây cô.
Tôi kêu lên:
- Thy Lan phải không con?
Tiếng cười ròn rã phía đầu dây kia:
- Dạ, Lang đây. Dây lang dây muống của cô đây.
Tôi dồn dập:
- Con đang ở đâu? Con làm gì? Ra sao rồi?
Nó không vội trả lời tôi. Im lặng một chút rồi kể tôi nghe công việc làm ăn của nó. Nó sang Lào làm nghề uốn tóc thật. Ban đầu, phụ việc, dần dần ra riêng. Nó thuê một gian quán nhỏ phục vụ xóm lao động, mấy bà nội trợ có nhu cầu làm đẹp. Cư trú bất hợp pháp, giai đọan căng quá công an đuổi gắt. Dẹp tiệm, xách bộ đồ nghề đi làm dạo , lang thang. Tình hình lắng xuống lại mày mò trở về tìm cách gầy dựng lại. Nó khoe tôi bây giờ ổn rồi. Mỗi tháng, sau khi trừ hết mọi phí tổn ăn tiêu cũng còn được hơn trăm đô. Nó lại cười:
- Con
Mẹ làm thư ký văn phòng nên dễ bị lôi cuốn. Tôi hơi khó chịu vì chiếc váy đầm mẹ đang mặc áo bó người, màu sắc lòe loẹt và cổ quá hở. Điều này khiến đôi lúc tôi phải mỉm cười, vì mẹ chơi trộ[…]
Truyện ngắn
Khi không còn có mẹ, giữa nỗi đau lớn và mất mát vô kể ấy, con hiểu mình là niềm an ủi lớn nhất cho cha. Hai cha con vẫn thường "tựa" vào nhau mà sống. Cha dạy cho con lẽ phải để làm người, […]
Truyện ngắn
Cái gọi là "ông xã" đó chính là tiếng chuông điện thoại trong nhà vang lên thì sẽ la lên "Điện thoại!" chứ không bao giờ tự tay đi nhấc điện thoại cả. Có một ông chồng chạy từ phòng khách và[…]
Truyện ngắn
Viết cho N và những điều bất khả của tình yêu. Nhà tôi và vợ cùng thành phố. Nhà vợ bề thế, kiên cố. Nhà tôi chỉ là nhà cấp 4 trong một con hẻm nhỏ bên sông. Bố mẹ tôi mất từ lâu, những thá[…]
Truyện ngắn
Trong chuyện tình cảm, không thể thúc giục... Nó hồng hộc chạy lên tầng 4 trong lòng nguyền rủa con Ngọc nghỉ học mà không báo, làm nó chả kịp chuẩn bị mà đi muộn. Bạn bè thân là thế! Bạn b[…]
Truyện ngắn
Sẽ có rất nhiều người như tôi đúng không? Trời đang rất lạnh. Khiến tâm trạng con người ảm đạm đi rất nhiều. Nên tôi mới quyết định viết. Chỉ là viết một thứ gì đó vốn ngọ nguậy trong tâm h[…]
Tâm Sự
Tôi gặp Linh lần đầu tiên là lúc tình nguyện ở nghĩa trang nhân ngày 27 7. Chẳng chút ấn tượng. Đang thu dọn đồ thì Nam bỗng gỡ cái tai nghe của tôi ra: Lần trước mày bảo là chỗ trọ củ[…]
Truyện ngắn