Lời yêu thương của bố
Bình chọn: 280
Bình chọn: 280
Tôi sinh vào năm sửu, nên bản tính lì lợm và ương bướng như trâu. Bố bảo vậy.
***
Một cách ngược đời, tôi thích mặc đồng phục nam, cắt tóc thật ngắn thay cho áo dài và tóc bím thướt tha, lượn lờ trước mặt thầy giám thị xem thầy có phát hiện ra một đứa học sinh ngang nhiên chống lại nội quy nhà trường hay không.
Thi thoảng, tôi ôm con Cún cưng của anh hai, chạy ào ra đường, thả ùm xuống kênh rồi thích chí nhìn nó ẳng ẳng sục chân quẩy bơi vào bờ, lóp ngóp vào nhà với bộ lông ướt nhẹp.
Anh tôi gọi đó là trò chơi tàn nhẫn, nhưng tôi chỉ nhún vai thản nhiên, chỉ là thử khả năng chống chọi của nó thôi, nếu tôi đưa gậy cho nó bám vào, con cún sẽ tỏ rõ bản chất vô dụng của mình, mà như thế thì nuôi làm gì nữa. Suýt bị tát, nhưng tôi đã mau mắn chuồn được. Kể từ khi đó, tôi bị cấm bén mảng đến cái chuồng chó xinh xinh đằng sau nhà.
Nhà chỉ có hai anh em, mẹ đi làm xa 2,3 năm mới về một lần, lần cuối gặp mẹ là lúc tôi 12 tuổi, cuộc sống của tôi bị ảnh hưởng bởi bố nhiều hơn. Ông dạy tôi cách sửa điện, làm những việc vặt cần thiết trong nhà. Cùng với anh hai, tôi giống hệt một thằng con trai thứ thiệt. Không mấy khó chịu vì điều đó, nhưng thỉnh thoảng, tôi cảm thấy tủi thân. Ngày nhỏ, nhìn tụi bạn gái váy hồng xúng xính vào lễ Tết, tôi thắc mắc không hiểu vì sao bố lại muốn tôi trở nên như thế.
Rồi một ngày, 17 tuổi, tôi phát hiện ra sự thật, tôi không có mẹ. Bà đã chia tay bố từ lần cuối cùng về thăm chúng tôi. Một cách ngây thơ, tôi vẫn tin rằng mẹ đi làm ở nước ngoài, và điều kiện khó khăn nên không thể về với bố con thường xuyên được. Tôi tìm thấy tờ đơn ly hôn trong ngăn tủ của bố trong lúc dọn dẹp. Bất ngờ, nhưng tôi không khóc.
Đã từ lâu, tôi không còn bận tâm nhiều về mẹ nữa. Sự tin tưởng chờ đợi đã không còn bắt nguồn từ nhớ mong. Anh hai đã lên thành phố học đại học được hai năm rồi. Trong một cái đầu chín chắn không có chỗ cho những gào khóc căm giận. Tôi quyết định im lặng. Những gì đã biết mà người khác không muốn cho biết, hãy cứ xem như một cơn gió thoảng qua.
Thầm nghĩ như thế, nhưng tôi không khỏi khó chịu. Năm năm trời sống trong sự che chở tránh tổn thương đến dày đặc, tôi giống hệt như một quả bóng bay căng phồng tâm trạng bay lơ lửng giữa không trung, có thể bụp thành trăm mảnh bất cứ lúc nào.
Sinh nhật 18 tuổi, tôi và bố ngồi đối diện nhau. Bộ đầm điệu đà bố mua cho tôi quả thật không phù hợp chút nào. Tôi ngọ ngoạy trong tư thế rụt cổ có đến hơn 10 phút. Thật kì quặc, thay vì mắng cho một vài câu, bố chỉ nhìn tôi và mỉm cười. Bố chìa cho tôi một tấm thiệp.
Năm nào cũng một tấm thiệp từ xa gửi tới. Thật buồn cười, chúng minh thư của tôi đã được làm 2 năm, tôi 18 tuổi, nhưng vẫn bị xem như một đứa trẻ ngây thơ ngậm vú giả trong mồm.
Có lẽ bố không biết, những tấm thiệp và ảnh của mẹ gửi về, tôi đã đốt chúng, từ rất lâu rồi. Việc bận tâm tới những ảo tưởng về một sự tốt bụng gán ghép, sự thương yêu bảo bọc giả tạo không nằm trong từ điển sống của tôi. Bố vẫn gồng mình lên chịu sự tổn thương và đau lòng ghê gớm, nhưng không biết rằng với một hũ thủy tinh, càng bao bọc nó càng dễ vỡ. Như tôi chẳng hạn.
"Con vẫn mặc quần hộp áo thun, vẫn giày khủng bố khệnh khạng. Lần đầu tiên trong đời, bố cảm thấy bất lực. Những quan tâm nhẹ nhàng không còn thay đổi được con nữa. Thật sai lầm khi bố nghĩ dạy con phát triển theo một cá tính mạnh mẽ là tốt.
Đã lâu lắm rồi, nhà mình không có hoa tươi, mà bố nghĩ nếu có chắc con cũng không biết cắm. "Con đã đốt hết rồi bố ạ, và đừng lừa dối con nữa." Giống hệt cách cư xử của con thường ngày, nhưng tim bố đau nhói. Bố không còn vui mừng khi con quyết đoán và chín chắn nữa.
Càng mạnh mẽ, con chỉ càng dễ bị tổn thương sâu sắc mà thôi. Bố nghĩ rằng che giấu sự thật là yêu thương con nhất, nhưng bố đã nhầm. Bố xin lỗi." Bố gửi cho tôi cái mail với tiêu đề là "Viết cho con." Chỉ ngạc nhiên thôi, nhưng tôi không trả lời.
Vượt qua kì thi đại học, tôi đã đi tới một thành phố rất xa, một cách chối bỏ, anh trai tôi chế giễu như vậy. Tôi không nghĩ thế nhưng cũng mặc kệ. Môi trường mới mẻ cuốn hút tôi, những bài học mới lạ, hoạt động hay ho, các chuyến đi thực tế dài ngày thú vị. Tôi bắt đầu làm thêm và hạn chế xin tiền của bố.
Anh hai về nhà, gửi cho tôi vài đoạn clip ngắn, bố trồng rau hay xem ti vi, cũng có khi chỉ đơn thuần là ngồi trước máy quay đểnói, với tôi. Mẹ không còn hiện diện trong các cuộc nói chuyện nữa. Cả ba người đều hiểu ràng mẹ là một từ khóa cấm kị mà chỉ cần nói ra, nó sẽ biến thành lưỡi dao cứa đứt tim không biết chừng.
Tôi vui vẻ chia sẻ với bố các dự định mới, về bạn bè, về cuộc sống thú vị ở thành phố hoa. Và hiển nhiên, một cách ngấm ngầm, những điều tôi kể sẽ là lí do chính đáng nhất cho việc tôi không có mặt ở nhà vào các kì nghỉ. Thương bố, thương anh, nhưng trong tôi có mộ
Mẹ tôi dù muốn hay không cũng gượng dậy từ từ, tôi không còn thấy Mẹ bước chân vào phòng em nữa, chỉ có Ba hay vào lau dọn và lại đặt mọi vật ở nguyên chỗ cũ. Tôi nghiện cà phê, Ba tôi ngh[…]
Truyện ngắn
Thế là ước nguyện mua tặng cha một bộ áo quần mới của tôi không thành. Tôi ân hận vô cùng. Cha tôi mất đã lâu lắm rồi. Ông mất vào một ngày giữa mùa Đông năm 1983 bởi một cơn bạo bệnh. Đã 2[…]
Truyện ngắn
24 tuổi, Chị tốt nghiệp Đại học với một cái ngành được coi là "hiếm". Có lẽ là do "hiếm" quá mà hầu hết các doanh nghiệp đều không cần, thậm chí là không thèm liếc mắt đến bộ hồ sơ của chị.[…]
Truyện ngắn
Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình (*)
Đố mọi người biết, chúng ta nói chuyện gì khi chúng ta nói chuyện tình? Trong lúc mọi người nghĩ, mình sẽ nói tạm chuyện khác, cũng là chuyện tình. Sẽ rất là lạc hậu nếu mà lại mở đầu bằng […]
Truyện Blog
Sáng nào ngoại tôi cũng lom khom đi xé lịch trên tường để đếm ngày đếm tháng. Trong những ngày năm cùng tháng tận, ngoại thường nói, "sắp hết năm rồi bây ơi". Chập choạng ít hôm nữa là ăn tế[…]
Truyện ngắn
Viết cho anh người con trai với sự dịu dàng ấm áp. Chúng mình xa nhau rồi, xa đến nỗi chẳng thể quay lại mà lướt qua nhau được nữa. Tất cả những gì còn lại chỉ đơn giản là kỉ niệm khi hai đ[…]
Tâm Sự
Thân em như hạt mưa sa... Dân làng gọi cô là Lú. Có người giải thích rằng cô có tính hay quên, hay lú lẫn, chồng con dặn trước quên sau. Có những buổi đi họp trưởng xóm phổ biến công việc r[…]
Truyện ngắn