Lộc đầu xuân
Bình chọn: 305
Bình chọn: 305
Mẹ tôi không vào nhà, bà đi sang nhà anh họ tôi. Bà gọi cửa, chị dâu tôi chạy ra hỏi:
- Thím gọi gì cơ ạ?
- Thằng Quý có đi chợ không?
- Có, nhà cháu đi từ chiều cơ.
- Mày thử gọi điện cho nó xem nó có đi với ông Dũng không. Ông Dũng cũng đi từ chiều vừa gọi điện nhưng chưa thấy về, gọi lại thì không được.
- Vâng.
Nói rồi chị dâu tôi đi vào nhà. Chợ đông như vậy, lượng người xe ôm cũng không ít. Mỗi người đều phải tự đi tìm mà kiếm khách, gặp nhau còn khó chứ đừng nói là đi cùng. Tôi biết vậy nhưng không dám bảo mẹ. Một lúc sau, chị dâu đi ra.
- Cháu vừa hỏi rồi. Hai chú cháu đang về.
Mẹ tôi không hỏi thêm gì nữa. Có thể chính bà cũng không hiểu tại sao họ lại đi với nhau. Hai mẹ con vào trong phòng. Thấy đèn sáng, ông tôi ngồi dậy, nheo nheo đôi mắt đỏ đục, cất giọng khản đặc ông hỏi:
- Dũng à?
- Không, cháu Ngân đây.
- Làm gì mà bật đèn lên thế?
Tôi không trả lời ông. Sau khi kéo hai cánh cửa khép hờ và tắt đèn, tôi đi vào trong phòng. Mẹ ngồi lặng lẽ, cứ chốc chốc lại buông một tiếng thở dài. Tôi không hỏi và cũng không nói gì, thằng em tôi vẫn nằm trong chăn ấm ngủ ngon lành.
Một lát sau, nghe có tiếng xe máy, hai mẹ con tôi đi ra. Bố ngồi sau xe anh Quý, ánh sáng mờ mờ của đèn điện phía trong phòng chỉ đủ cho tôi thấy cái dáng đi nặng nhọc của bố. Anh tôi dựng xe ở giữa sân rồi cũng vào theo. Mẹ tôi không hỏi gì. Đợi bố đi vào nhà rồi, anh tôi mới cất tiếng.
- Chú ấy bị chúng nó cướp mất xe rồi. May mà người không việc gì.
Nói rồi anh cũng bước vào theo. Có lẽ mọi chuyện xảy ra ngoài dự định khiến anh chưa làm được gì nhiều. Bố tôi đang ngồi trên chiếc ghế đẩu cạnh giường. Mặt mũi hơi lấm lem. Chiếc áo khoác xanh đầy những là đất cát. Ông cởi nó ra và vắt lên thành ghế. Khẽ kéo cánh tay áo len lên, mặt ông nhăn nhăn lại. Một vệt xước khá dài chạy dọc cánh tay trái đang rỉ máu.
- Có sao không chú? – Anh Quý hỏi rồi tiến lại gần nâng cánh tay bố tôi lên.
Mẹ tôi vừa vào, bà khẽ chau mày, quay ra. Trở vào với một chiếc khăn tay ẩm và đủ ấm, bà khẽ lau những vệt máu đã khô lại trên cánh tay của bố. Anh tôi tránh qua một bên, buông một tiếng chửi thề rồi anh bảo:
- Đúng là bọn bất lương. Cả đời, cả họ nhà chúng nó cũng không khá lên được đâu.
Bố tôi không nói gì. Đôi môi khô mím lại, ánh mắt đỏ quạu hằn sâu từng mạch máu ẩn dưới hàng lông mày đang xô lại với nhau. Xong xuôi mọi việc, anh tôi xin phép về. Mẹ lúc này mới quay ra hỏi bố:
- Đi đến đâu thì bị cướp. Mà đường mình đi cả trăm lần có sao đâu, thế mà...
- Cướp gì mà cướp. – Bố lên tiếng, cái giọng ráo hoảnh nhưng cái mặt thì nghệt ra như một đứa trẻ vừa để mất món đồ mà mẹ nó mới mua. – Năm nay đường thoáng, đi quá trạm xăng cũng không có khách. Vừa đến nhà ông Huấn thì có người đi. Nó băng kín cả đầu lẫn chân, đưa nó đến đường mới thì nó kêu dừng lại. Hai ba thằng nữa đi đến, chúng nó đánh, rồi cướp mất xe, lao đi.
Mẹ thở dài một tiếng rồi đứng dậy, cầm chiếc khăn ướt đầy máu và bùn đất ra ngoài. Tôi không bước vào, có lẽ nên để bố yên tĩnh thì tốt hơn. Tôi lên phòng, thu dọn đồ đạc rồi lên giường và ngủ. Một lát sau, bố mẹ tôi cũng ngủ. Mọi lần bố, mẹ ngủ nhanh và say lắm. Công việc nặng nhọc và những lo toan hằng ngày như rút cạn của họ mọi sức lực. Vậy mà đêm nay tôi có thể nghe rõ tiếng trở mình liên tục và cả tiếng thở dài của mẹ. Chẳng hiểu sao nhưng tôi thấy mình đang khóc. Những giọt nước mắt cứ rơi mà lần đầu tiên tôi không hiểu vì sao?
Sáng hôm sau, khi tôi đi học mẹ đang lúi húi dưới bếp nấu cháo cho ông, còn bố vẫn chưa dậy hoặc cũng có thể bố chưa muốn dậy. Giấc ngủ giúp con người ta quên đi những nỗi lo âu, mệt mỏi và nhiều chuyện đang phải đối mặt. Nhưng có ai ngủ mãi được đâu. Rồi bố cũng sẽ dậy, và ông cũng sẽ hỏi tại sao xe máy không ở nhà. Nhưng chắc chắn một điều, tôi sẽ không bao giờ hỏi bố "Ngày mai con đi chơi được không?"
Khoắc chiếc ba lô nặng trịch lên vai, tôi leo lên xe đạp điện và đi đến trường. Gặp tôi ở nhà để xe, Hoa vỗ nhẹ vai tôi thủ thỉ:
- Tối qua tao xin được money rồi. Gớm, phải thuyết phục mãi. Tại đi chơi nhiều quá nên bây giờ xin phép khó
Mỗi lần họp lớp, tôi lại cười trừ mỗi khi tụi bạn học cấp III khoe về việc mua xe honda mới, mua laptop xịn... Tôi có 3 năm đi làm ở Saigon bằng xe buýt, 2 năm nữa để có được một chiếc xe má[…]
Truyện ngắn
Ngày Thùy sinh, hắn còn mải mê bên chầu rượu với thằng bạn bàn về việc mở tiệm cầm đồ, nghe tin vợ hờ sinh con hắn cũng hớt ha hớt hải. Chẳng biết làm gì, nhưng cũng chạy vào viện xem sao. […]
Truyện ngắn
Hai tư giờ để sống, hai tư giờ để yêu và cả cuộc đời để thất bại
Chúng ta cùng thi đỗ đại học. Chúng ta cùng học một lớp.Chúng ta cùng làm một nghề. Buổi sáng chúng ta cùng ăn phở. Buổi trưa chúng ta cùng ngồi một quán cà phê gà gật. Vậy, tại sao có những[…]
Truyện ngắn
Phải học cách lắng nghe, đừng bỏ ngoài tai những điều nghe được
"Đôi khi, cuộc đời đặt tờ giấy bạc một tràm đô lên mặt tủ, nhưng mãi đến sau này khi bị nó chơi thì mày mới nhận ra." Vì chia tay với bạn gái mà tôi quay trở lại nhà bố mẹ ở tuổi hai mươi t[…]
Truyện ngắn
Em không nói làm sao anh biết được!
Đàn ông có một ngàn không trăm lẻ một cách để biện hộ cho sự vô tâm, kém lãng mạn của mình. Một trong những cái cớ mà đàn ông thường lấy ra sử dụng nhất là: "Em không nói làm sao anh biết […]
Truyện Blog
...nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thườn[…]
Truyện ngắn
Ba bước tới mặt trời - Phạm Thị Ngọc Thanh
"Ba bước tới mặt trời" Tiểu thuyết về đề tài Học sinh Sinh viên nhưng nội dung vươn xa hơn nhiều so với cuốn Tiểu thuyết cùng đề tài ấy! Trong "Ba bước tới mặt trời" có những mối tình, mu[…]
Sách Hay
Anh em, bạn thân, hay người yêu?
Anh, một "hot boy" toàn trường luôn được một người chú ý và được các cô gái ngưỡng mộ, đã thế còn học giỏi có nhiều tài lẻ... Nó, một cô bé "tom boy" hoạt bát, nhưng vẻ bề ngoài bình thường[…]
Truyện ngắn