Sinh nhật 18 tuổi, trong sự ngạc nhiên của tôi, thằng bé chủ động xin tôi được làm một điều nó muốn. Ngày hôm đó, tôi về và thấy tất cả đồ đạc trong nhà bị đập vỡ. Chỉ còn một thứ nguyên vẹn, đó là bình pha lê cắm những bông hồng đỏ đặt trên bàn. Nó đang say sưa ngủ trên sôpha, môi nhoẻn một nụ cười hồn nhiên và thánh thiện. Tôi đứng giữa đống đổ nát, rùng mình tưởng tựơng lúc đôi mắt hồ xanh của con tôi ánh lên tia thoả mãn man rợ mỗi khi một thứ gì tan vỡ dưới tay nó.
***
Vợ tôi mất ngay sau khi đứa con đầu lòng ra đời. Giây phút đứng bất lực nhìn đôi mắt em khép lại từ từ, một cách nào đó, tôi thấy mình đã tự tay giết chết em. Ngay sau đám tang, tôi gửi con cho bà ngoại rồi thu xếp chuyển công tác lên Đà Lạt.
Chính nơi này, chỉ không lâu trước đó, chúng tôi nếm trải tuần trăng mặt. Dường như kí ức ủi an tôi bằng cách rủ nhau bay đi. Tôi cống công lục lọi và nhận ra đầu mình trống rỗng. Hoặc tôi cất chúng đâu đó trong đầu, nhưng nhất thời chưa tìm ra được. Tôi ngồi hàng giờ bên hồ, cố hình dung ánh mắt em mùa đó. Ánh mắt bình yên nhưng thật buồn như cất cả hồ xanh phẳng lặng…. Kí ức! Thật kinh khủng khi cố nhặt nhạnh những gì còn sót lại sau một cơn giông tố, để rồi nhận ra mãi mãi, ta chỉ còn lại những mảnh vỡ không thể nào hàn gắn được. Mãi mãi.
Tám năm, tôi quên rằng trên đời này còn lại con. Tôi không về nhà lần nào. Mỗi tháng, ra bưu điện gửi tiền, biết rằng mình có trách nhiệm phải duy trì cuộc sống của mội ai đó, nhưng chưa bao giờ tôi ý thức rằng đó chính là con trai tôi – điều thiêng liêng nhất mà tôi và em đã có. Và vì đó, em phải đánh đổi cả cuộc sống này.
Sực tỉnh, tôi về, nhanh như một cơn gió. Ngày tôi dẫn con đi, bà ngoại bắt tôi hứa một điều, là phải công bằng với con. Chỉ vậy thôi. Tôi đứng lặng. Rồi tôi hứa.
Suốt chuyến xe, tôi ôm thằng bé trong lòng. Nó phải xa bà ngoại để đi với người đàn ông lạ chỉ từng nghe qua lời kể, nhưng tuyệt nhiên không bật khóc thành tiếng, chỉ có đôi vai nó là run lẩy bẩy. Tôi thảng thốt nhận ra em không chỉ để lại cho tôi một đứa con, mà hơn thế, một linh hồn em trong bản thể khác. Con có đôi mắt của em, đôi mắt yên bình nhưng u uẩn của hồ xanh phẳng lặng. Sự nhẫn nhịn, cam chịu ấy, tôi thù ghét nó. Gia như chỉ một lần em nghĩ cho mình nhiều hơn.
Phải biết đòi hỏi những gì xứng đáng với mình! Tôi gào lên với thằng bé như thế khi nhận ra suốt mấy ngày mình đi làm mà quên để lại tiền ăn trưa. Nó ăn hết đống mì gói trong nhà, và đến lúc hết mì thì đói đến ngất lả. Tại sao con không nói với bố? Vì lúc nào đi làm về bố cũng ngủ. Nó điềm tĩnh trả lời. Con phải nói chứ? Tôi quát lên, ném vỡ cái ly đang cầm trong tay. Vai thằng bé run lên. Rồi nó nhìn thẳng vào mắt tôi, nói dịu dàng. Vì con yêu bố.
Tôi đông cứng trong cái nhìn hồ xanh phẳng lặng. Thật lâu sau, tôi mới cay đắng nói với nó rằng, không, con chẳng yêu bố đâu. Nếu yêu, con đã không làm cho bố cảm thấy ăn năn day dứt với lỗi lầm của mình dường ấy. Mẹ con cũng thế.
Cho đến ngày con ra đời, tôi mới biết em bị bệnh tim.
Con trai tôi không có ngày sinh nhật. Cứ đến ngày đó, tôi dắt nó ra hồ thả những bông hồng trắng. Hai cha con đi bên nhau, yên lặng. Đôi ba lần tôi thử hỏi xem con có muốn gì không, nhưng nó lắc đầu. Vài ngày sau đó, tôi thấy trong góc nhà những bông hồng đỏ đã héo khô, giấu kĩ. Tôi chảy nước mắt. Em có trách tôi không, khi cuộc sống của con buồn đến vậy….
Sinh nhật 18 tuổi, trong sự ngạc nhiên của tôi, thằng bé chủ động xin tôi được làm một điều nó muốn. Ngày hôm đó, tôi về và thấy tất cả đồ đạc trong nhà bị đập vỡ. Chỉ còn một thứ nguyên vẹn, đó là bình pha lê cắm những bông hồng đỏ đặt trên bàn. Nó đang say sưa ngủ trên sôpha, môi nhoẻn một nụ cười hồn nhiên và thánh thiện. Tôi đứng giữa đống đổ nát, rùng mình tưởng tựơng lúc đôi mắt hồ xanh của con tôi ánh lên tia thoả mãn man rợ mỗi khi một thứ gì tan vỡ dưới tay nó.
Sau hôm đó, con trai tôi biến thành một con người khác.
Tôi giật mình nhận ra trong nó luôn tiềm ẩn một con người khác. Chỉ là nó quá khéo che giấu, hoặc tôi quá thiếu nhạy cảm để nhận ra. Nó nhảy theo bài nhạc hip hop bằng một động tác điêu luyện như đã tập rất lâu rồi. Nó chải keo, tay vuốt tóc thuần thục như thể làm điều đó mỗi ngày.
Nó giật bỏ những tấm ảnh trắng đen buồn rầu trên tường, thay bằng bộ ảnh một cô bé với nụ cười hồn nhiên, mặc những bộ váy áo màu sặc sỡ như cánh bướm mùa xuân bay chập chờn trong gió.
Một ngày, nó dắt tay cô bé đó về gặp tôi.
Không lâu sau đó, tôi tiễn hai đứa về thành phố HCM nhập học. Chúng cùng vào học khoa thiết kế. Ngày đi, tôi nhìn sâu vào mắt nó và nói với nó rằng cảm ơn con. Vì sao hả bố? Vì bố không mang lại được cho con một cuộc sống bình thường, nhưng con vẫn sống vui. Bố biết vì sao không? Vì con yêu bố, theo cách mà bố muốn.
Nó mỉm cười khi nói câu đó, với đôi mắt hồ xanh phẳng lặng.
Tôi quay sang nhìn cô bé. Tôi muốn nói cảm ơn cháu, vì suốt từng ấy năm, cháu luôn mang cho sinh nhật